Sách Tiến trình cải cách kinh tế Trung Quốc: Những biến đổi to lớn từ 1978 - 2004

Thảo luận trong 'Sách Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Những năm hai mươi, ba mươi của thế kỷ XX, Liên xô đứng trước tình thế bị Chủ nghĩa tư bản (CNTB) bao vây và bị đẩy gần tới miệng hố chiến tranh. Khi đó, Liên Xô đã xây dựng thể chế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) tập trung cao độ theo mô hình XHCN truyền thống. Đặc điểm của thể chế này trong lĩnh vực kinh tế là: Về kết cấu chế độ sở hữu, thực hiện chế độ sở hữu XHCN đơn nhất, không cho phép tồn tại các thành phần kinh tế khác; về cơ chế vận hành kinh tế, thực hiện chế độ kinh tế kế hoạch hóa mang tính pháp lệnh đơn nhất, quản lý kinh tế theo mệnh lệnh hành chính, đả phá quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không chú trọng tác dụng đòn bẩy kinh tế và điều kiện thị trường; về thể chế quản lý, thực hiện chế độ tập trung thống nhất quyền sở hữu và quyền kinh doanh, Nhà nước trực tiếp quản lý xí nghiệp. Thể chế kinh tế tập trung cao độ này nhằm giúp Liên Xô lúc đó tập trung được nguồn nhân lực, vật lực, tài lực còn hạn chế vào những chương trình xây dựng cấp thiết nhất. Trong hoàn cảnh lúc đó, giai cấp vô sản và quần chúng lao động được cách mạng giải phóng nên đã lấy nhiệt tình cách mạng thay cho những thiếu sót về thể chế, khiến nó vận hành được, tạo được bước phát triển tương đối nhanh chóngvà mang lại thành công .
    Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, một loạt quốc gia nối tiếp nhau đi theo con đường XHCN. Do bước khởi đầu chưa có kinh nghiệm nên các nước này đều dập khuôn hoặc vận dụng máy móc thể chế truyền thống của Liên Xô để xây dựng thể chế kinh tế - chính trị của mình. Thể chế tập trung cao độ này đã được Trung Quốc áp dụng trong thời gian thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về đại thể còn thích ứng với sự phát triển của sức sản xuất thời kỳ đó. Nhưng sau khi bước sang thời kỳ xây dựng nền kinh tế vận hành bình thường, những khiếm khuyết của thể chế kinh tế tập trung quá mức, quản lý cứng nhắc, sơ cứng và quan điểm đả phá cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ rệt, trở thành vật cản nghiêm trọng sức sản xuất phát triển. Một mặt thể chế này làm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong trong bộ máy Nhà nước dễ phát sinh các khuynh hướng không lành mạnh như chủ nghĩa quan liêu, tư tưởng chủ quan duy ý chí, chỉ huy mệnh lệnh và sử dụng quyền lực mưu lợi cá nhân , mặt khác nó triệt tiêu động lực nội tại của đội ngũ quản lý và người lao động nhằm kiện toàn cơ cấu quản lý, phát triển sản xuất, cản trở họ phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, dẫn tới hiệu quả sản xuất thấp, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chất lượng thấp kém, không thể đáp ứng đòi hỏi của nhân dân. Trải qua một giai đoạn thực tế, Trung Quốc và một số nước Đông Âu đã sớm nhận thấy những thiếu sót nghiêm trọng tồn tại trong thể chế đó. Ngay từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, đồng chí Mao Trạch Đông qua chỉ đạo thực tiễn đã nhận thức được những thiếu sót nêu trên, đề xuất chủ trương phải xem lại bài học Liên Xô. Thế nhưng sau một thời gian tìm tòi thăm dò, Mao Trach Đông lại phạm sai lầm chuyển sang thực hiện cương lĩnh đấu tranh giai cấp làm trọng tâm, thực hiện cứng nhắc hơn về thể chế kinh tế.
    Phong trào “Đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hoá” rầm rộ đã đẩy Trung Quốc lâm vào hiểm hoạ chưa từng thấy trong lịch sử

    Đây là cuốn sách hay nghiên cứu về quá trình cải cách kinh tế TQ cần đọc cho các bạn muốn tìm hiểu về Trung Quốc



    Sách dịch từ tiếng Trung
    (Font: .Vntime)

    Trân trọng!
    DVL
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...