Tài liệu Tiền tố tụng hành chính – Thử tục bắt buộc trước khi khởi kiện hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ể từ ngày 1/7/1996, toà án nhân dân các cấp có thêm nhiệm vụ giải quyết
    các tranh chấp hành chính. Từ đây hình thành phương thức giải quyết tranh chấp hành chính mới bằng con đường tài phán - phương thức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lí nhà nước, các cán bộ, công chức có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước, là phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, góp phần tăng cường trật tự, kỉ cương trong quản lí hành chính nhà nước. Việc giải quyết các tranh chấp hành chính bằng con đường tài phán khắc phục được những khuyết tật lớn của cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính “bộ trưởng - quan toà” trước đây, đó là việc giải quyết thiếu khách quan, không công khai, chưa dân chủ. Với phương thức giải quyết tranh chấp hành chính chỉ bằng toà án, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ được bảo vệ bởi một cơ chế khách quan, công bằng nhất. Như vậy, người có quyền, lợi ích bị xâm hại có thể thực hiện ngay quyền yêu cầu toà án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lí trái pháp luật mà không phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng hành chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc giải





    quyết tranh chấp hành chính bằng toà án còn khá mới mẻ, do vậy không thể bỏ ngay phương thức giải quyết tranh chấp hành chính bởi các cơ quan quản lí nhà nước theo thủ tục khiếu nại. Để phù hợp với các điều kiện thực tế ở Việt Nam, pháp luật Việt Nam quy định một trong những điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, tổ chức phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng hành chính. “Tiền tố tụng hành chính” được hiểu là giai đoạn khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính trước khi khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính. Đây được coi là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện và cũng là nguyên tắc hết sức đặc thù của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam.
    Nội dung của thủ tục tiền tố tụng hành chính bao gồm những điểm chủ yếu sau đây:
    1. Đã khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo trong thời hiệu khiếu nại do pháp luật quy định.
    Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định từ Điều 19 đến Điều 25 Luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung năm 2006. Nhìn chung, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu được xác


    * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội



    định theo hai nguyên tắc sau:
    - Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hoặc người có hành vi hành chính bị khiếu kiện;
    - Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là thủ trưởng quản lí trực tiếp cán bộ, công chức đã ra một trong các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính bị khiếu kiện.
    Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức trước khi khởi kiện vụ án hành chính ra toà án đã khiếu nại nhưng khiếu nại đến người không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khiếu nại vượt cấp thì đều được coi là chưa thoả mãn giai đoạn tiền tố tụng hành chính. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, khiếu nại lần đầu trong giai đoạn tiền tố tụng hành chính phải được thực hiện trong thời hiệu khiếu nại theo quy định tại Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2006. Tuy nhiên, trong trường hợp đã hết thời hiệu khiếu nại, cá nhân, tổ chức vẫn khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu trả lời đơn khiếu nại bằng quyết định giải quyết khiếu nại thì cá nhân, tổ chức hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra toà án nếu không đồng ý với quyết định đó. Điều này cũng có nghĩa là nếu trường hợp cá nhân, tổ chức khiếu nại khi đã hết thời hiệu khiếu nại mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chỉ chấp nhận thụ lí đơn khiếu nại nhưng sau đó hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu



    không trả lời đơn khiếu nại thì cá nhân, tổ chức không có quyền khởi kiện vụ án hành chính vì được coi là chưa thỏa mãn thủ tục tiền tố tụng hành chính.
    2. Đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và cá nhân, tổ chức không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
    Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 34 và Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2006. Theo đó thời hạn thụ lí đơn khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại của cá nhân, tổ chức. Thời hạn để giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại (đối với những vụ việc thông thường), đối với những vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 45 ngày, trong trường hợp vụ việc phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 60 ngày kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại. Tất cả các trường hợp khởi kiện vụ án hành chính khi chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu thì toà án sẽ trả lại đơn khởi kiện vì chưa thoả mãn thủ tục tiền tố tụng hành chính (chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu).
    3. Nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý và cũng không khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.
    4. Nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà không đồng ý.
    Về vấn đề này Nghị quyết của Hội đồng
    thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 04 ngày 4/8/2006 quy định: “Nếu không đồng ý



    với quyết định giải quyết khiếu nại lần một, lần hai thì cá nhân, tổ chức có quyền làm đơn khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn pháp luật quy định kể từ ngày nhận được quyết định mà không phụ thuộc vào quyết định giải quyết khiếu nại đó được ban hành vào thời điểm nào”.
    5. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật mà không nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
    Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai được quy định tại Điều 41, 43 Luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung năm 2006. Cụ thể là: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có quyền thụ lí đơn khiếu nại lần hai trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Thời hạn để giải quyết khiếu nại lần hai là 45 ngày. Đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn là 60 ngày. Trường hợp vụ việc vừa phức tạp, vừa ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết là 70 ngày kể từ ngày thụ lí đơn khiếu nại lần hai.
    Trên đây là 5 nội dung chính của thủ tục tiền tố tụng hành chính đối với các vụ việc có đối tượng khiếu kiện là các quyết định hành chính, hành vi hành chính nói chung. Ngoài ra, trong một số vụ việc có đối tượng khiếu kiện là quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức và các quyết định hành chính khác thì điều kiện về tiền tố tụng hành chính lại có những điểm đặc thù sau:
    Thứ nhất: Đối với những vụ việc có đối
    tượng khiếu kiện là quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức thì trước khi khởi kiện vụ án hành chính ra toà án có thẩm quyền, cán bộ, công chức phải khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhận được quyết định giải quyết khiếu nại



    lần đầu mà không đồng ý và cũng không khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà không đồng ý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...