Luận Văn tiền tệ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
    1.1. Nguồn gốc của tiền tệ
    Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hóa đã phát triển tới một trình độ nhất định, thì giá trị của hàng hóa mới được biểu hiện bằng tiền tệ - tức là mới có sự ra đời của tiền tệ. tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị. Từ hình thái giá trị giản đơn, là hình thái ban đầu và đơn giản nhất, mà ai cũng có thể thấy được đến hình thái giá trị mở rộng, qua hình thái giá trị chung và cuối cùng là hình thái tiền tệ.
    v Hình thái giá trị giản đơn:
    Trong hình thái giá trị giản đơn, giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá ”đơn nhất” Bộc lộ 3 đặc điểm:
    - Giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị.
    - Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của lao động trừu tượng.
    - Lao động tư nhân trở thành lao động xã hội trực tiếp.
    C.Mác cho rằng: “hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là 2 mặt liên quan với nhau không tách rời được nhau nhưng đồng thời là 2 cực đối lập nhau và không dung hòa nhau, nghĩa là 2 cực của cùng một biểu hiện giá trị”. Hình thái giá trị giản đơn (hay ngẫu nhiên) là mầm mống phôi thai của hình thái giá trị - tiền tệ, còn hàng hóa- vật ngang giá “đơn nhất” là mầm mống của tiền tệ.
    v Hình thái giá trị mở rộng:
    Xuất hiện sau khi cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ nhất xảy ra, khác cơ bản so với hình thái giá trị giản đơn. ở hình thái giá trị mở rộng, giá trị của một vật không phải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của một vật mà là được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa khác có tác dụng làm vật ngang giá. Đây là những vật ngang giá “đặc thù”. Những vật ngang giá đặc thù tồn tại song song với nhau và đều có quyền lực như nhau trong vai trò vật ngang giá.
    Hình thái giá trị mở rộng, là một bước phát triển mới, tiến bộ so với hình thái giá trị giản đơn, song bản thân nó cũng bộc lộ nhiều thiếu xót:
    § Một là: biểu hiện tương đối của giá trị một hàng hóa chưa được hoàn tất vì có nhiều hàng hóa làm vật ngang giá và có thể kéo dài vô tận.
    § Hai là: các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa là không thuần nhất, và hết sức rời rạc.
    § Ba là: nếu giá trị tương đối của mỗi hàng hóa đều biểu hiện ra trong hình thái mở rộng này, là hình thái giá trị tương đối của mỗi hàng hóa sẽ là một chuỗi biểu hiện giá trị vô cùng vô tận, khác với hình thái giá trị tương đối của bất kì một hàng hóa nào khác.
    C.Mác cho rằng: “có bao nhiêu hàng hóa thì có bấy nhiêu chuỗi khác nhau và vô cùng vô tận về biểu hiện giá trị”
    v Hình thái giá trị chung:
    Hình thái giá trị chung xuất hiện là tất yếu để khắc phục những thiếu xót nói trên của hình thái giá trị mở rộng. hình thái này xuất hiện khi xảy ra một cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ hai. Trong hình thái giá trị chung tất cả các hàng hóa biểu hiện giá trị của mình ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá. Như vậy, tính chất của hình thái giá trị đã thay đổi bởi vì các hàng hóa biểu hiện giá trị của chúng một cách đơn giản và thống nhất và do vậy nó trở thành hình thái giá trị phổ biến – một hình thái giá trị như vậy sẽ được xã hội thừa nhận với sự xuất hiện của vật ngang giá “phổ biến” làm cho quá trình trao đổi trở nên thuận tiện hơn, đơn giản hơn đó là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
    cũng cần phải chú ý rằng ở hình thái giá trị chung, người ta không trao đổi sản phẩm hàng hóa trực tiếp như ở hình thái giá trị giản đơn và hình thái giá trị mở rộng mà trao đổi một cách gián tiếp thông qua vật ngang giá chung.
    v Hình thái giá trị - tiền tệ:
    Vật ngang giá chung cho hình thái giá trị chung được chọn tùy theo tập quán địa phương mang ý nghĩa tượng trưng như lông thú, da thú, vỏ sò, chè khô, vòng đá(hóa tệ) những thú này có thể trao đổi trực tiếp với nhiều hàng hóa khác. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, thị trường càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung gây khó khăn cho lưu thông trao đổi hàng hóa, thì chính những vật ngang giá chung này lại đấu tranh bài trừ và gạt bỏ lẫn nhau. Vật ngang giá chung bằng kim loại thay thế dần vật ngang giá chung khác và trong những vật ngang giá chung bằng kim loại thì bạc và sau đó là vàng đã chiếm ưu thế tuyệt đối, nó gạt bỏ tất cả những vật ngang giá khác để “độc chiếm” vật ngang giá chung. Chỉ đến lúc này thì hình thái giá trị tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung đã trở thành tiền tệ. hình thái giá trị - tiền tệ xuất hiện sau cuộc đại phân công lao động lần thứ 3. Nghành thương nghiệp và thương nhân ra đời điều đó chứng tỏ sự ra đời của tiền tệ gắn liền với sự phát triển của sản xuất trao đổi hàng hóa.
    1.2. Bản chất của tiền tệ:
    Như vậy tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình trao đổi và sự phát triển của các hình thái giá trị. Tiền tệ ra đời làm cho thế giới hàng hóa được phân làm 2 cực, một phía là các hàng hóa thông thường , còn một phía là hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ. từ sự phân tích nói trên cho thấy bản chất của tiền tệ, bản chất đó là: tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác để làm phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán và tích lũy giá trị cho mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội.
    Tiền tệ là sản phẩm tự phát và tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Tiền tệ là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự phát sinh phát triển và tồn tại của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa. ở đâu có tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó sẽ có sự tồn tại của tiền tệ.
    Tiền tệ không chỉ là một vật thể đơn thuần vô tri, vô giác, mà nó còn chứa đựng và biễu hiện các quan hệ xã hội – đó là quan hệ giữa người với người trong các chế độ xã hội còn tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hóa. Tiền tệ nằm trong tay giai cấp nào nó sẽ phục vụ cho mục đích và quyền lợi của giai cấp đó.
    2. Định nghĩa của tiền:
    Do từ tiền (money) được được sử dụng một cách thường xuyên trong các cuộc nói chuyện hằng ngày, nó có thể có nhiều nghĩa , nhưng đối với các nhà kịnh tế, nó có nghĩa riêng. Để làm sáng tỏ, phải làm rõ việc dùng từ tiền của các nhà kinh tế và so với việc sử dụng theo thông lệ.
    Giả sử, một kẻ cướp lăm le một con dao đòi tiền, vậy chính xác là hắn ta muốn gì? – muốn tiền mặt.
    Định nghĩa tiền (money) chỉ đơn thuần là đồng tiền (currency) thì quá hẹp đối với các nhà kinh tế vì séc được chấp nhận như là tiền khi mua bán, do vậy, các món tiền gửi ở tài khoản séc cũng được coi là tiền, nhưng như vậy cũng chưa đủ vì có các loại khác như séc du lịch hay tiền gửi tiết kiệm đôi khi được dùng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, và nó cũng giống như tiền, nếu nó có thể được chuyển hóa ra tiền mặt một cách dễ dàng.
    Gây rắc rối hơn còn ở những khía cạnh khác.
    - Tiền được dùng một cách đồng nghĩa với của cải. khi ta nói người nào đó có nhiều tiền, có thể là họ muốn nói không chỉ có tiền mặt mà còn là số dư có trong tài khoản, cổ phiếu, trái phiếu, nhà cửa, xe cộ, đất đai
    Và bao giờ các nhà kinh tế cũng phân biệt giữa tiền và của cải.
    - Tiền khác với thu nhập. thu nhập là lượng tiền kiếm được trong một đơn vị thời gian.
    Tóm lại, tiền theo nghĩa của chúng ta là, bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ khác nhau, hoặc để hoàn trả nợ, và dĩ nhiên, tiền khác với của cải và khác với thu nhập.
    3. Chức năng của tiền tệ
    3.1. Thước đo giá trị
    Thước đo giá trị là chức năng cơ bản nhất của tiền tệ thông qua giá trị của mình để đo lường và biểu hiện giá trị cho các hàng hóa khác và chuyển giá trị của hàng hóa thành giá cả hàng hóa.
    Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ trở thành một “tiêu chuẩn” để đo lường hao phí lao động xã hội kết tinh trong các hàng hóa, vì vậy tiền tệ phải có những đặc điểm (hay điều kiện) sau đây:
    - Tiền phải có giá trị - đây là điều kiện quan trọng hàng đầu, bởi vì tiền không có giá trị thì không thể trở thành “tiêu chuẩn” để so sánh với giá trị hàng hóa được. “giá trị” của tiền tệ có thể được hiểu là giá trị tự nó – như tiền đúc bằng bạc bằng vàng. Cũng có thể hiểu là giá trị quy ước, giá trị pháp định, được mọi người trong xã hội thừa nhận.
    - Tiền cần có tiêu chuẩn giá cả, bao gồm các nội dung: đơn vị tiền tệ, tên gọi đồng tiền, phân chia nhỏ (hay bội số và ước số của đơn vị tiền tệ). tất cả những điểm này đều phải được quy định bởi pháp luật của nhà nước
    - Việc đo lường giá trị của hàng hóa chỉ được thực hiện trong tư duy, trong ý niệm và không cần phải có tiền mặt. về mặt này thì C.Mác nói: “giá cả, hay hình thái tiền của các hàng hóa, cũng như hình thái giá trị của chúng nói chung, là một cái gì khác với hình thái vật thể hiện thực có thể cảm thấy được bằng giác quan. Do đó chỉ là một hình thái trên ý niệm, chỉ tồn tại trong quan niệm mà thôi”
    Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị - tiền chuyển giá trị của hàng hóa thành giá cả hàng hóa thì một mặt cho thấy mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa giá trị tiền tệ và giá cả hàng hóa nhưng mặt khác cho thấy tác dụng thật to lớn của tiền tệ trong chức năng thước đo giá trị đối với nền sản xuất hàng hóa, nó là một dụng cụ đặc biệt quan trọng để thực hiện quy luật giá trị - quy luật phổ biến của nền sản xuất hàng hóa.
    Ngoài ra với việc chuyển giá trị hàng hóa thành giá cả hàng hóa thì đây chính là điều kiện vô cùng quan trọng và tiên quyết để chuẩn bị đưa hàng hóa vào quá trình lưu thông. Những lập luận trên đã chứng minh thước đo giá trị là chức năng cơ bản thứ nhất của tiền tệ.
    3.2. Phương tiện lưu thông:
    Đây là chức năng cơ bản thứ hai của tiền tệ. với chức năng này tiền được dùng làm trung tâm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, nó là phương tiện để thực hiện giá trị của hàng hóa, là phương tiện để tạo sự chuyển hóa của công thức H(hàng) – T(tiền) – H(hàng). C.Mác nói: “với tư cách là kẻ trung gian trong quá trình lưu thông hàng hóa, tiền giữ chức năng là phương tiện lưu thông”
    Với sự tham gia của tiền đã cho phép thay thế phương thức trao đổi hàng hóa trực tiếp (H-H) bằng phương thức trao đổi hàng hóa gián tiếp thông qua tiền (H-T-H) đã có tác dụng to lớn và mang lại nhiều lợi ich cho sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
    Sự chuyển hóa của công thức H-T-H không phải lúc nào cũng được thực hiện thuận lợi suôn sẻ. thực tế, quá trình đó được phân chia thành hai giai đoạn – giai đoạn bán hàng (H-T) đây là giai đoạn quan trọng đối với người sản xuất kinh doanh. Đồng thời là giai đoạn khó khăn nhất, vì sự chuyển hóa từ hình thái sản phẩm hàng hóa sang hình thái tiền tệ sẽ cho thấy giá trị lao động của người sản xuất có được xã hội chấp nhận hay không, đó là cả một vấn đề sống còn của người sản xuất. không bán được nghĩa là đồng nghĩa với thua lỗ và phá sản. điều này khiến cho người sản xuất mặc dù không coi tiền là mục đích của việc trao đổi, mà vẫn phải quan tâm mạnh mẽ đến nó. Trong khi đó giai đoạn mua (T-H) lại được thực hiện một cách thuận lợi thì cũng khiến cho tiền (T) có khả năng gây áp lực đối với lực lượng hàng hóa của xã hội. chức năng phương tiện lưu thông có tác dụng to lớn và rõ rệt đối với quá trình trao đổi hàng hóa nói riêng và đối với nền kinh tế hàng hóa nói chung. Nhưng nó cũng có thể tạo nên mầm mống của những cuộc khủng hoảng kinh tế.
    Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ có một số đặc điểm sau đây:
    - Trong lưu thông tiền chỉ đóng vai trò trung gian môi giới, nó không phải là mục đích của trao đổi.
    - Phải có một khối lượng tiền thực sự gồm tiền mặt và tiền ghi sổ, để thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt, đòi hỏi phải có một khối lượng tiền – khối lượng tiền này nếu ít quá sẽ gây ra tình trạng thiếu phương tiện lưu thông hàng hóa sẽ bị ngưng trệ, ngược lại nếu khối lượng tiền quá nhiều sẽ gây ra hiệu ứng lạm phát.
    - Trong lưu thông, không nhất thiết phải dùng tiền có đủ giá trị (vàng ) mà chỉ cần sử dụng các loại tiền kí hiệu.
    3.3. Phương tiện cất trữ:
    Phương tiện cất trữ là chức năng xã hội vốn có của tiền tệ. trong chức năng này, tiền được rút ra khỏi lĩnh vực lưu thông để cất trữ, để thỏa mãn các nhu cầu mua hàng sau này.
    Trong nền kinh tế hàng hóa, các sản phẩm hàng hóa đều có một hình thái giá trị chung là tiền, do đó cất trữ tiền trở nên cần thiết, nó khong những là nhu cầu chính đáng mà còn là ham muốn của con người nói chung. Sở dĩ tiền thực hiện được chức năng cất trữ bởi vì nó là hiện thân của của cải xã hội, nó có thể trực tiếp chuyển hóa thành bất kì một thứ hàng hóa nào.
    Trong chức năng phương tiện cất trữ có 2 đặc điểm quan trọng:
    § Một là: tiền thực hiện chức năng phương tiện cất trữ phải là tiền có giá trị và có thể được thực hiện bằng vàng, hoặc bằng tiền dấu hiệu.
    § Hai là: tiền trong chức năng phương tiện cất trữ đối lập với chức năng phương tiện lưu thông biểu hiện ở chỗ: tiền cất trữ là tiền đứng yên không vận động, không phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa nào.
    Tuy nhiên, nơi cất trữ tiền lại là ”kho” chứa các phương tiện lưu thông, nó sẵn sàng nhảy vào lưu thông bất cứ lúc nào khi nhu cầu đòi hỏi. trong điều kiện lưu thông tiền vàng hay bản vị vàng, việc đó có tác dụng điều hòa khối lượng tiền trong nền kinh tế, làm cho khối lượng tiền không bị thiếu hoặc không bị thừa so với nhu cầu của lưu thông hàng hóa.
    Như vậy, những chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ có mối quan hệ điều hòa tự phát. Tuy nhiên trong điều kiện lưu thông tiền dấu hiệu – do tiền dấu hiệu không có giá trị thực tế như tiền vàng nghĩa là nó không chấp hành được chức năng phương tiện cất trữ nên không thể có mối quan hệ điều hòa tự phát nói trên.
    3.4. Phương tiện thanh toán:
    Phương tiện thanh toán nhằm kết thúc một quá trình lưu thông trao đổi nào đó. Với ý nghĩa đó, tiền trong chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện như là một phương tiện để thanh toán các khoản nợ, không những trong lĩnh vực hàng hóa dịch vụ mà cả trong các lĩnh vực khác như nộp thuế, trả nợ và các khoản chi tiêu tài chính khác.
    C.Mác cho rằng trong chức năng phương tiện thanh toán, tiền không làm trung gian trong quá trình trao đổi nữa, mà nó hoàn thành quá trình này một cách độc lập, nhưng ông lại khẳng định rằng nó nằm ngay trong bản thân lưu thông, chứ không phải như tiền trong cất trữ.
    Đặc điểm của tiền trong chức năng phương tiện thanh toán là sự vần động của tiền độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hóa dịch vụ, giữa chúng có sự tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Bởi vậy người ta có thể sử dụng tiền vàng, tiền dấu hiệu hoặc các công cụ thanh toán khác với tư cách là phương tiện thanh toán, người ta có thể sử dụng tiền mặt hoặc tiền ghi sổ để thanh toán cho nhau.
    Chức năng phương tiện thanh toán càng được mở rộng và phát triển, càng làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ nợ và con nợ, giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau. Nếu một người sản xuất kinh doanh nào đó mất khả năng thanh toán – một khâu thanh toán bị vỡ, thì sẽ gây ảnh hưởng hàng loạt đến các khâu thanh toán khác, nghĩa là ảnh hưởng dây chuyền đến hàng loạt những người sản xuất kinh doanh. tuy nhiên chức năng phương tiện thanh toán cũng có tác dụng tích cực của nó trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa làm cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
    3.5. Tiền tệ thế giới:
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ kinh tế quốc tế, cùng các quan hệ khác ngày càng được mở rộng giữa các nước, thì vàng chấp hành chức năng tiền tệ thế giới, nghĩa là nó tham gia với tư cách là thước đo chung, phương tiện mua hàng và thanh toán chung, đồng thời là phương tiện để di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.
    Nói cách khác chức năng tiền tệ thế giới là tiền tệ thực hiện các chức năng của nó trong phạm vi thế giới. với ý nghĩa đó chỉ có vàng mới chấp hành chức năng tiền tệ thế giới, một tư cách đầy đủ và trọn vẹn các đồng tiền của các quốc gia thực hiện chức năng của nó trong chu chuyển kinh tế quốc nội mà thôi.
    C.Mác nói: “khi ra khỏi những giới hạn của lĩnh vực lưu thông trong nước, thì tiền trút bỏ những hình thái địa phương mà nó khoác lấy ở đó để trở lại hình thái ban đầu của nó là hình thái những thoi kim loại quý”.
    Cũng cần nói thêm rằng, trong thời đại hiện nay những “định nghĩa” về tiền tệ càng trở nên phức tạp do sự xuất hiện khái niệm “tiền tệ pháp định” “tiền tệ quốc tế” với những đơn vị như SDR, EURO,vv ngoài ra, thực tệ một số ngoại tệ mạnh và tự do chuyển đổi như USD, GBP, JPY tham gia trong quan hệ thanh toán tín dụng quốc tế với tư cách là phương tiện được nhiều nước ưa chuộng, khiến cho nhận thức về chức năng tiền tệ thế giới cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên dù nhận thức như thế nào thì càng vẫn được vai trò vốn có của nó – vai trò vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa, không một dấu hiệu tiền tệ nào có thể thay thế được vai trò của vàng.
    Ngoài ra khi nói đến chức năng của tiền tệ có quan điểm cho rằng tiền tệ thực hiện 3 chức năng là thước đo giá trị, phương tiện trao đổi và phương tiện tích lũy. ở mức độ tổng quát, điều đó không mâu thuẫn với 5 chức năng đã giới thiệu ở trên. Nhưng nếu nghiên cứu chức năng của tiền tệ theo bản chất và nguồn gốc ra đời của nó, thì có thể nói rằng khi nói đến tiền tệ mà không nói đến 2 chức năng cơ bản của nó là thước đo giá trị và phương tiện lưu thông thì không thể lột tả được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
    Như vậy, 5 chức năng của tiền tệ là các hình thức biểu hiện và nói lên bản chất của tiền tệ. các chức năng đó là một khối thống nhất, không đứng riêng lẻ mà liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Trước hết đó thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Đó là 2 chức năng cơ bản bổ sung cho nhau và không thể chia cắt bởi vì khi hàng hóa biểu hiện giá trị của mình thành giá cả thì giá trị của hàng hóa đã được bán,được tiêu thụ thì một mặt lao động của người sản xuất hàng hóa đã được xã hội thừa nhận, mặt khác qua đó tiền tệ đã hoàn thành chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Điều đó vừa cho thấy sự thống nhất giữa chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông, vừa cho thấy bản chất của tiền tệ thể hiện rõ qua 2 chức năng cơ bản này. Vì lý do đó, Mác cho rằng một loài hàng hóa biến thành tiền tệ trước hết vì nó là sự thống nhất giữa thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Một hàng hóa biến thành tiền, nghĩa là một hình thái ngang giá được xã hội thừa nhận, thì đương nhiên nó là một vật có giá trị cất trữ. Rõ ràng chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ là chức năng vốn có, thuộc bản chất của tiền tệ. phải nói là với tư cách là phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữ, thì tiền tệ hoàn toàn chấ hành dược chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán thì một mặt nó không những chứng minh mối quan hệ chặt giữa các chức năng của tiền tệ và mặt khác nó còn chứng minh rằng, sự xuất chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ là một kết quả tất yếu.
    Cuối cùng, sự xuất hiện chức năng tiền tệ thế giới không những là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Thị trường thế giới, các quan hệ kinh tế, chính trị ngoại giao xã hội giữa các nước ngày càng dược củng cố và phát triển, vừa chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, vừa chứng tỏ sự phát triển của hệ thống kinh tế thế giới nằm trong mối quan hệ tất yếu. Và tiền tệ khi thực hiện khi thực hiện được các chức năng thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất giữ và phương tiện thanh toán trong phạm vi quốc gia thì nó hoàn toàn có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động trong phảm vi thế giới. Khi nói đén chức năng của tiền tệ, M.Friedman, giáo sư của University of Chicago- người khởi xướng chủ nghĩa tiền tệ mối cho rằng tiền tệ có 3 chức năng:
    1. Thước đo giá trị
    2. Phương tiện trao đổi
    3. Phương tiện tích lũy
    Quan điểm của M.Friedman, theo chúng tôi, không có gì mâu thuẫn với quan điểm của K.Mark về chức năng của tiền tệ.
    4. Hình thái của tiền tệ
    Trong lịch sử của mình, tồn tại dưới 3 hình thức:
    4.1. Tiền tệ - Hàng hóa (Hóa tệ): Hóa tệ được hiểu theo hai nghĩa:

    § Một là: Bản thân tiền tệ là một hàng hóa, có giá trị và có giá trị sử dụng như các hàng hóa khác.
    § Hai là: Hàng hóa này thuộc loại hàng hóa “đặc biệt”, được một nhóm người, một quần thể xã hội, hoặc toàn bộ xã hội thừa nhận làm “vật ngang giá” để làm cho hành vi trao đổi thuận lợi.
    Hóa tệ cũng được tồn tại gồm nhiều loại với phạm vi sử dụng trao đổi ngày càng được mở rộng và hoàn thiện dần như vòng đá, lông da thú, ngọc trai, muối, chè khô, thanh kim loại, vòng bạc, vàng miếng và cuối cùng là đồng tiền Bạc, đồng tiền Vàng. Hóa tệ đã có từ thời Trung cổ cho đến thế kỷ thứ XII sau công nguyên, và hiện nay vẫn còn danh nghĩa là tiền tệ như trước.
    4.2. Tiền tệ - Tín dụng (tín tệ):
    Đồng tiền được sử dụng trên cơ sở lấy Hóa tệ sử dụng trong lưu thông có nhiều khiếm khuyết như chi phí vận chuyển bảo quản lớn, chi phí kiểm tra, phân loai nhiều và rất khó khăn; ngoài ra hóa tệ còn dễ bị bào mòn tự nhiên làm giảm giá trị đồng tiền. Tín tệ ra đời nhằm khắc phục những khiếm khuyết đó. Các loại tiền tín dụng phát hành bởi các ngân hàng thương mại từ hồi thế kỷ XII,XIII đã có tác dụng rất to lớn, dần dần quyền phát hành tiền ngân hàng được tập trung vào những ngân hàng lớn, và sau đó là quyền của những ngân hàng cực lớn với sự xuất hiên của ngân hàng trung ương thì tín tệ trở thành loại tiền lưu thông chủ yếu hiện nay.

    Lịch sử lưu thông giấy bạc ngân hàng cho thấy có 2 loại:
    · Một loại gọi là Tín tệ khả hoán là loại giấy bạc ngân hàng được chuyển đổi ra vàng một cách tự do theo giá trị danh nghĩa của tiền giấy theo hàm lượng vàng mà nó đại diện.
    Ví dụ:
    Ở Mỹ trước năm 1931 – 1 USD có hàm lượng vàng giá 1,5042 gam vàng – cứ 20,6 USD có thể đổi lấy 1 lượng vàng
    Tín lệ khả hoán gắn liền với hệ thống bản vị vàng hoặc bản vị Hối đoái vàng – Hệ thống này đã bị bãi bỏ về mặt pháp lý từ tháng 12/1971 sau sự kiện USD phá giá 7,89% và ngưng chuyển đổi ra vàng theo tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ
    · Một loại khác gọi là Tín tệ pháp định:
    Đây cũng là loại tiền quy ước được lưu thông dựa vào niềm tin như Tín tệ khả hoán. Tuy nhiên, loại này không được chuyển đổi ra vàng, mà nó được lưu thông theo quy đinh của phps luật, mang tính chất bắt buộc. Tiền giấy hiện đang lưu thông các nước trên thế giới hiện nay đều thuộc loại này – Tín tệ pháp định
    4.3. Tiền tệ - Kế toán
    Tiền chuyển khoản không tồn tại dưới dạng vất chất như Hóa tệ, hay Tín tệ mà nó tồn tại trên tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng – mặc dù tồn tại trên tài khoản nhưng tiền ghi sổ vẫn thể hiện “Giá trị” thật của nó nghĩa là nó được sử dụng để giao dịch, thanh toán một cách bình thường. Trong điều kiện công nghệ ngân hàng hiện đại như ngày nay, thì tiện ghi sổ ngày càng được ưa chuộng và có ưu điểm vượt trội so với các loại tiền khác.
    Ngoài việc sử dụng tiền ghi sổ còn tạo cơ hội để chủ tài khoản sử dụng các thẻ tín dụng, thẻ thanh toán mang lại tiện ích to lớn và an toàn văn minh cho xã hội.

    5. Quy luật lưu thông tiền tệ
    5.1. Tính chất của quy luật
    Quy luật này do C.Mác nghiên cứu và phát hiện- làm nền tạng lý luận trong điều hành chính sách tiền tệ.
    Theo ông, trong lưu thông, sự vận động của hàng hóa và sự vạn động của tiền tệ giữa những vai trò khác nhau hoàn toàn.
    Hàng hóa vận động để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và con người. Sự vận động đó là tương đối bất biến từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng. Còn tiền tệ vận động để phục vụ cho sự vận động của sản phẩm hàng hóa dịch vụ, vì vậy nó luôn luôn vận động và tồn tại mãi trong lưu thông để phục vụ cho sự luan chuyển của sản phẩm xã hội.
    Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật kinh tế phổ biến, hoạt động trong bất kỳ một nền kinh tế- xã hội nào, nếu ở đó còn tồn tại kinh tế hàng hóa, tồn tại tiền tệ và lưu thông tiền tệ.
    5.2. Nội dung của luật lưu thông tiền tệ
    Có thể nói quy luật lưu thông tiền tệ chứa 2 nội dung cơ bản:
    Thứ nhất: phản ánh mối quan hệ có tính quy luật giữa sản xuất quy luật lưu thông hàng háo với tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Trong đó sản xuất lưu thông hàng hóa bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở cho lưu thông tiền tệ. C.Mác nói: “ Sự vận động mà lưu thông hàng hóa buộc tiền tệ phải theo, làm cho tiền tệ luôn xa rời điểm xuất phát của nó để luôn chuyển từ tay này sang tay khác: Đó là cái mà người ta gọi là “ Lưu thông tiền tệ”.
    Lưu thông tiền tệ diễn ra một cách có quy luật. quy luật đó bắt nguồn từ chỗ lưu thông hàng hóa là cơ sở lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa chỉ thu hút một khối lượng tiền tệ nhất định. Như vậy quy luật lưu thông tiền tệ, không chỉ là quy luật xác định khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông, mà nó còn chỉ rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa các yếu tố số lượng hàng hóa dịch vụ, mức giá cả, số lượng tiền tệ và tốc độ lưu thông tiền tệ.
    Thứ hai: đư ra công thức cơ bản, ông thức tổng quát để xác định nhu cầu tiền tệ cho nền kinh tế ( khối lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế) và đi đến kết luận có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn:
    § Nhu cầu tiền tệ tăng giảm tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế- nghĩa là sản xuất, lưu thông hàng hóa gia tăng thì nhất định làm tăng nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.
    § Nhu cầu tiền tệ tăng giảm tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ( Velocity of Money).
    C.Mác viết: “ Như tổng số lượng tiền hoạt động với tư cách là phương tiện lưu thông trong mỗi một khoảng thời gian nhất định bởi tổng số giá ả của thế giới hàng hóa đang lưu thông và mặt khác bởi tốc độ nhanh hay chậm của những quá trình ngược nhau của lưu thông hàng hóa. Tùy theo tốc độ này mà một bộ phận lớn hay nhỏ trong tổng số giá cả có thể được thực hiện với cùng một đồng tiền.
    Mác cho rằng quy luật lưu thông tiền tệ là: “ quy luật theo đó số lượng các phương tiện lưu thông được quyết định bởi tổng số giá cả các hàng hóa đang lưu thông và tốc độ lưu thông trung bình của tiền”. Quy luật ấy còn có thể diễn đạt như sau: Với tổng số giá trị hàng hóa nhất định và với một tốc đọ trung bình nhất định của những sự biến đổi hình thái của các hàng hóa, thì số lượng tiền hay vật liệu tiền đang lưu thông sẽ phụ thuộc vào bản thân giá trị của vật liệu này. Từ quy luật nói trên, có thể rút ra những quyết định quan trọng sau đây:
    Một là: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông ( nhu cầu tiền tệ) được quyết định bởi 3 yếu tố:
    · Tổng số lượng hàng hóa dịch vụ
    · Mức giá cả.
    · Tố độ lưu thông tiền tệ.
    Trong đó nhu cầu lưu thông tiền tệ biến đổi tỷ lệ thuận vối hai yếu tố đầu và tỷ lệ nghịch với yếu tố thứ ba ( tốc độ ).
    Đây là quyết định quan trọng nhất khi nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ nói riêng và học thuyết tiền tê của C. Mác nói chung.
    Hai là: số lượng tiền trong lưu thông (cung cấp tiền tệ) có ảnh hưởng ngược trở lại với mức giá cả hàng hóa.
    1. Số lượng tiền trong lưu thông nhiều hay ít biến đổi tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ.
    2. Phương trình xác định số tiền cần thiết (nhu cầu tiền tệ) tổng quát như sau:
    Mc =[​IMG] =[​IMG]
    Trong đó:
    - Mc: khối lượng tiền cần thiết
    - H: là tổng giá cả hàng hóa cần được thực hiện
    - V: tốc độ lưu thông của tiền tệ
    Tuy nhiên khi nghiên cứu nhu cầu của tiền tệ không những với tư cách là phương tiện phương tiện lưu thông, mà còn cả với tư cách là phương tiện thanh toán và tích lũy. C. Mác cho rằng việc xác định khối lượng tiền cần thiết (nhu cầu tiền tệ) phải được điều chỉnh một cách hợp lý.
    C. Mác viết: “nếu bây giờ chúng ta xét đến tổng số tiền đang nằm trong lưu thông trong một khoảng thời gian nhất định thì chúng ta sẽ thấy rằng với một tốc độ chu chuyển nhất định của các phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán, tổng số tiền ấy sẽ ăf tổng số hàng hóa cần được thực hiện cổng với câc khoản thanh toán đã đén hạn, trừ đi các khoản thanh toán đã bù trừ lẫn nhau và cuối cùng, trừ đi tổng số vòng quay trong đó, cùng những đồng tiền ấy lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện thanh toán”.
    Ta có thể biểu diễn nội dung này thành công thức sau đây:
    M = [​IMG]
    Trong đó:
    - M: nhu cầu tiền tệ (còn gọi là Kc)
    - H: tổng giá cả hàng hóa dịch vụ.
    - V: tốc độ lưu thông tiền (sự vận động nhanh hay chậm của tiền tệ trong lưu thông).
    5.3. Ý nghĩa của quy luật lưu thông tiền tệ
    Nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ của C. Mác, cũng như tiếp thu có chọn lọc những học thuyết tiền tệ của các giáo sư, các nhà kinh tế nổi tiếng như J. Fisher, J.M Keynes, một cách đúng đắn và có cơ sở khoa học về phạm trù kinh tế tiền tệ nói riêng và nền kinh tế tiền tẹ nói chung. Nghiên cứu quy luật của lưu thông tiền tệ nhằm giúp hoạch định và thực hiện một số tiền tệ hợp lý. Trước hết là chính sách cung ứng và điều hòa khối tiền tệ của nền kinh tế. Đảm bảo cho nền kinh tế vừa tránh được lạm phát nặng, vừa đảm bảo cung cấp đủ phương tiện cho nền kinh tế nhờ đó mà thúc dẩy nền kinh tế phát triển.
    6. Chế độ tiền tê.
    Chế độ tiền tệ là hình thứ tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ.
    Bản vị tiền tệ là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn làm cơ sở cho đơn vị tiền tệ của mình. Đó có thể là hang hóa, bạc, vàng hay ngoại tệ.
    6.1. Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng (SLiver and Gold Standard)
    - Đơn bản vị bạc là dùng bạc định nghĩa cho đơn vị tiền tệ.
    - Đơn bản vị vàng là dùng vàng định nghĩa cho đơn vị tiền tệ.
    Đặc điểm chung là:
    · Định nghĩa đơn vị tiền tệ theo vàng hay bạc.
    · Cho phép dân chúng đem tiền hay bạc đến ngân hàng đổi lấy vàng hay bạc theo định nghĩa.
    · Cho phép dân chúng đem vàng, bạc đổi lấy tiền đúc.
    · Cho phép lưu thông vàng bạc từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại.
    Bạc được dùng làm bản vị tiền tệ trước tiên, gọi là đơn bsnr vị bạc vì do vàn đắt giá, nếu đúc vàng thành tiền thì quá nhỏ cho một giá trị tương đối lớn.
    Thí dụ ở Mỹ năm 1775 định nghĩa 1 USD bạc bằng 25.92 gr bạc ròng.
    Về sau, người ta khám phá ra nhiều mỏ vàng hơn nên dung cả vàng và bạc, từ đó dẫn đến chế độ song bản vị.
    6.2. Chế độ song bản vị (Bimetallic Standard)
    Nghĩa là người ta sử dụng cả bạc lẫn vàng để làm đơn bản vị tiền tệ và lưu hành song song với nhau.
    Thí dụ, trước 1914, đồng FrF vừ định nghĩa theo vàng và theo bạc:
    FrF vàng = 322.5 mg vàng chuẩn
    FrF bạc = 5 g bạc
    FrF vàng/FrF bạc = 15.5
    Ở Pháp năm 1865 1kg vàng đúc 3100 FrF
    1 kg bạc chỉ đúc 200 FrF
    Do vậy FrF vàng/FrF bạc = 200/3100 = 1/15.5
    Ngày 2/4/1792 Mỹ quy định:
    USD vàng = 1603.8 mg vàng chuẩn
    USD bạc = 24.00 g bạc chuẩn
    USD vàng/ USD bạc = 15.
    Chế độ song bản vị nguyên thủy có 3 đặc điểm:
    ü Dân chúng được đem vàng bạc thoi đến sở đúc tiền để đổi lấy tiền đúc tương đương.
    ü Có mối tương quan pháp định giữ giá trị vàng và giá trị bạc.
    ü Cả vàng và bạc đều là tiền pháp định.

    Trong thực tế chế độ song bản vị đã từng là nguyên nhâbn gây bất ổn trong đời sống kinh tế vì từng xuất hiện hiện tượng đầu cơ đồng tiền vàng hay bạc, tùy theo sự biến động giá trị của vàng hay bạc trên thị trường.
    Chẳng hạn, khi giá bạc trên thị trường rẻ hơn so với giá chính thức, lập tứ người ta đầu cơ đồng tiền bạc và dem cất giữ đồng tiền vàng là đồng tiền đang có giá so với bạc.
    Kết quả là trên thị trường chỉ có đồng tiền mất giá lưu hành, còn đồng tiền tăng giá biến mất. sự kiện này được Gresham hệ thống hóa thành định luật mang tên ông như sau: “Trong một quốc gia khi nào hai thứ tiền cùng được luật pháp công nhận theo một giá đổi chính thức, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất đồng tiền xấu ra khỏi lưu thông”.
    Trong tiến trình lịch sử bạc dần mất giá và gây nhiều khó khăn cho nhiều nước áp dụng chế độ song bản vị. Vì vậy, các nước dần dần loại bạc ra khỏi công dụng làm tieenf tệ, chaams dứt chế độ song bẩn vị và bắt đầu chế đơn bản vị vàng cho tới khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
    6.3. Chế độ bản vị vàng
    Bản vị vàng là chế độ tiền tệ điển hình của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Trong chế độ này một lượng vàng nhất định được nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả (tiêu chuẩn đo lường).
    Chế độ này lần đầu áp dụng ở Anh vào năm 1816. Sau đó ở Đức năm 1872 cũng được thực hiện chế độ này. Bắc Âu và Mỹ thực hiện năm 1873, Hà Lan năm 1875; Pháp, Bỉ , Ý, Thụy Sỹ năm 1876; Nga, Nhật năm 1897.
    Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hầu hết các nước TBCN đều thực hiện chế độ bản vị vàng.
    Tiêu chuẩn của các đồng tiền trong chế độ bản vị vàng:
    GBP = 7.3224 g vàng
    USD = 1.504 g vàng
    FrF = 0.3266g vàng
    DEM = 0.36 g vàng
    Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm:
    v Thứ nhất: Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả nhà nước quy định và tiền vàng thanh toán không hạn chế.
    v Thứ hai: Tiền giấy (tiền ngân hàng- Banknote) được tự do đổi lấy vàng theo giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tiền giấy. Do vậy giá trị (sức mua) của tiền giấy sẽ ổn định. Đây là điều kiện quan trọng đẻ phát triển kinh tế.
    v Thứ ba: Vàng được yự do luân chuyển giữa các nước, mọi người được tự do xuất, nhập khẩu vàng.

    Với 3 đặc điểm trên, cho thấy chế độ bản vị vàng là chế độ tièn tệ ổn định- không chỉ là chế độ tiền tệ quốc gia mà còn là chế độ tiền tệ quốc tế, do vậy, nó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy hệ thống tín dụng TBCN mở rộng và phát triển, nhờ đó làm cho quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế phát triển thuận lợi.
    Do quy luật phát triển không đều của các nước TBCN – các nước giành giật nhau và vơ vét vàng để làm tăng kho dự trữ vàng quốc gia dung làm quỹ chiến tranh. Kết quả là từ năm 1900-1913 dự trữ vàng lại tập trung vào 5 đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga với 7 tỷ USD vàng (7500 tấn vàng).
    Song song với việc tích trữ vàng, các ngân hàng trung ương hạn chế rồi đình chỉ việc chuyển đổi tiền giấy ra vàng, từ đó chế độ mậu dịch tự do thay cho chế độ bảo hộ mậu dịch, chế độ thanh toán tự dothành chế độ quản chế hối đoái v.v tất cả những điều đó làm cho chế độ bản vị vàng bị sụp đổ.
    7. Chế độ lưu thông tiền giấy ( tiền dấu hiệu)
    7.1. Nguyên nhân ra đời, bản chất và hình thái:
    Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu) là đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền tệ trong giai đoạn phát triển sau này của CNTB. Tuy vậy, ngay thời kỳ chế độ phong kiến người ta cũng đã thấy xuất hiện tiền giấy.
    - Trung Quốc thế kỷ thứ 7
    - Châu Âu thế kỷ 17 – 18
    - Bắc Mỹ thế kỷ 17
    việc lưu thông tiền giấy bắt nguồng từnhièu nguyên nhân khác nhau, ứng với mỗi hình thái khác nhau:
    § Trong chế độ phong kiến, việc lưu thông tiền giấy tạo ra thu nhập do việc in tiền và phát hành tiền và tập trung kim loại để phục vụ cho quyền lợi của bộ máy tập quyền.
    § Trong giai đoạn phát triển CNTB, do nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh phát sinh tình trạng khan hiếm tiền kim loại, mặt khác sử dụng kim loại trong lưu thông còn bị hoa mòn, biến mất.
    § Khi hệ thống thương mại đã phát triển tạo điều kiện cho ra đơig các công cụ lưu thông tín dụng.
    Tóm lại , nguyên nhân ra đời của tiền giấy là do đòi hỏi thực tế về lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, nhưng nguồn gốc quan trọng hơn cả, là noa lại nằm ngay trong đặc điểm của tiền tệ khi thực hiện chức năng trao đổi. với chức năng này, tiền xuất hiện với tư cách là vật trao đổi và do vậy, người ta hoàn toàn có khả năng thay thế tiền đúc bằng kim loại quý bằng các dấu hiệu giá trị.
    Do vậy ta có thể nói rằng, sự ra đời của các loại tiền dấu hiệu là tất yếu, do quá trình lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ quyết định, dưới tác động của hệ thống ngân hàng.
    Tiền dấu hiệu trong chế độ lưu thông tiền tệ có 2 tác dụng:
    Ø Trước hết, giải quyết được tình trạng thiếu phương tiện trao đổi phát sinh từ chế độ lưu thông tiền kim loại, trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển.
    Ø Hai là, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, mặc dù lưu thông dấu hiệu giá tri là xu hướng phát triển tất yếu của chế độ lưu thông tiền tệ hiện đại nhưng vì nó không bị rang buộc bởi trữ lượng vàng, nó không có giá trị nội tại nên nó dễ bị lạm dụng dẫn đến phát sinh lạm phát.
    Cũng có người cho rằng, tiền giấy phát hành để thay thế cho tiền kim loại vì nó chính là đại biểu cho tiền kim loại, nhưng cũng có một số học giả cho rằng, tiền giấy ra đời đánh dấu sự phân ly đôi ngã giữa tiền và vàng, tiền tệ đã tách rời khỏi vàng và nó chỉ là đại diện của hàng hóa.
    Một số nhà kinh tế khác cho rằng, tiền giấy là đại diện cho tiền vàng, tiền bạc vì vậy nó mãi là dấu hiệu của vàng và không phải là giá trị của hàng hóa.
    Chúng ta cho rằng tiền giấy hay tiền dấu hiệu là phương tịêncó thể thay hế được vàng trong chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Nó không có giá trị bản than mà chỉ có giá trị danh nghĩa. Nó là một khái niệm rộng để chỉ các phương tiên lưu thông và phương tiện thanh toán thay vàngdo nhà nước phát hành, ngoài ra nó còn bao gồm cả các phương tiện thanh toán khác như ngân phiếu, thẻ thanh toán.
    7.2. Giá trị của tiền giấy và quy luật lưu thông tiền giấy (được đổi ra vàng):
    Nói đến giá trị của tiền giấy là người ta nói đến giá trị hiện đại – giá trị danh nghĩa của chúng. Khi đề cập đến tiền giấy cần phân biệt 2 khái niệm:
    · Giá trị danh nghĩa – mệnh giá - được ghi trên tờ giấy.
    · Giá trị thực – biểu hiện mối tương quan giữa giá trị danh nghĩa của tổng số tiền giấy và giá trị của số lượng tiền vàng cần thiết cho lưu thông mà nó đại diện – tức là sức mua thực tế của tiền giấy.
    Do vậy, về mặt lý thuyết:
    § Tổng giá trị của tiền giấy tương ứng với tổng số tiền vàng cần thiết lưu thông được xác định theo quy luật lưu thông tiền tệ.
    § Giá trị của một đơn vị tiền giấy, do số lượng tiền giấy phát hành quyết định.
    § Giá trị thực của một đơn vị tiền giấy tương ứng với giá trị tổng số tiền giấy (giá trị số lượng tiền vàng cần thiết cho lưu thông) chia cho số lượng tiền trong lưu thông.
    Giả sử ta có:
    § Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông là 11.000 tỷ.
    § Số lượng phát hành là 11.000 triệu tờ.
    Thì giá trị của một tờ tiền giấy là 11.000 đồng/11.000 triệu = 1.000 đồng.
    Giá trị thực của một tờ là 1.000 đồng (phù hợp với giá trị danh nghĩa).
    § Nếu số lượng tiền phát hành gấp đôi (22 tỷ) thì giá trị thực của một tờ tiền giấy là 11.000 tỷ/22 tỷ tờ 1.000 đồng = 500 đồng.
    § Nếu phát hành ít hơn, giả sử 5500 triệu tờ thì giá trị của một tờ tiền giấy là 11.000 tỷ/5500 triệu tờ 1.000 đồng = 2.000 đồng tức là gấp đôi giá trị danh nghĩa.
    Từ đó rút ra là, chỉ khi nào số lượng tiền giấy phát hành phù hợp vời nhu cầu của nó thì giá trị thực phù hợp với giá trị danh nghĩa. Nếu nhiều hơn, dẫn đến giá trị thực bé hơn giá trị danh nghĩa. Nếu ít hơn, dẫn đến giá trị thực lớn hơn giá trị danh nghĩa.
    Từ nhận xét nói trên, ta khẳng định rằng, do tiền giấy là đại biểu cho tiền vàng, do việc phát hành tiền giấy vào lưu thông phải phù hợp với số lượng tiền vàng cần cho lưu thông.
    Do tiền vàng là tiền có giá trị nội tại nên có khả năng tự điều tiết giữa chức năng làm phương tiện trao đổi và tồn trữ giá trị. Trong khi đó, tiền giấy không có khả năng điều hòa tự phát vì nó không có giá trị bản thân, do vậy lưu thông tiền giấy cũng phải tuân theo quy luật nhất định. Quy luật đó được Marx phát biểu như sau: “một quy luật lưu thông chỉ có thể do tiền giấy đại biểu cho vàng hay bạc sinh ra mà thôi và quy luật đó rất đơn giản: việc phát hành tiền giấy phải cân đối với số lượng vàng (hay bạc) được tiền giấy đại diện và đáng lẽ phải được lưu thông thật sự”.
    Như đã nói, giá trị thực của tiền giấy tương ứng với số lượng tiền giấy mà nó đại diện cho vàng. Nếu số lượng tăng lên thì giá trị thực giảm, nếu số lượng ít đi thì giá trị thực tăng. Vì nó là tín tệ - tức là không có giá trị nội tại, do vậy việc lưu dụng không còn tùy thuộc:
    - Sự tin tưởng hay không tin tưởng của nhân dân vào chính trị hay chinh sách phát triển kinh tế. nghĩa là khi có khủng hoảng chính trị hay kinh tế thì tiền giấy bị mất giá và người ta tìm cách đẩy tiền đi.
    - Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế bội chi lớn và kéo dài.
    - Do tác động của yếu tố tâm lý làm cho giá trị tăng nhanh dẫn đến số lượng tiền cần thiết cho lưu thông giảm so với khối lượng tiền thực tế đưa đến mất giá.
    Từ trên, rút ra là, phát hành tiền giấy luôn luôn chứa đựng khả năng tiềm ẩn của lạm phát.
    7.3. Chế độ lưu thông tiền giấy đổi được ra vàng:
    7.3.1. Chế độ bản vị bảng Anh:
    Chiến tranh thế giới lần I (1914 – 1918) làm cho các nước tư bản suy yếu, tuy nhiên sau một thời gian ngắn, từ 1924 trở đi nền kinh tế các nước tư bản được phục hồi và phát triển. trong hoàn cảnh đó, một số nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Đức đã tìm cách phục hồi lại chế độ bản vị vàng để tạo ra sự ổn định tương đối trong hệ thống tiền tệ các nước tư bản chủ nghĩa. chế độ bản vị bảng Anh ra đời trong hoàn cảnh đó.
    Thực chất của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Cụ thể là:
    ü Đối với những nước có dự trữ vàng khá lớn thì chuyển đổi tiền giấy ra vàng thoi ( bản vị vàng thoi) nghĩa là trong lưu thông không có tiền đúc bằng vàng, nhưng nếu ai đó có số lượng tiền giấy lớn thì có thể đổi được ra vàng với một khối lượng nhất định.
    Ví dụ ở Anh năm 1925 muốn đổi tiền giấy ra vàng phải có ít nhất là 1700 bảng Anh đổi được một thoi vàng nặng 400 lượng (400 ounce vàng = 12.44 kg vàng).
    Ở Pháp năm 1928 muốn đổi phải có 215000 FrF, và với số tiền này, đổi được một số vàng 450 lượng.
    ü Đối với những nước không có nhiều vàng dự trữ thì thực hiện chế độ bản vị hối đoái, tức là muốn đổi tiền mình ra vàng thì phải thông qua đồng tiền chủ chốt (GBP, USD).
    Nội dung cơ bản của chế độ bản vị vàng Anh là GBP và sau đó là USD được các nước chấp nhận là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. Đặc điểm này làm cho Anh ở vào vị trí đặc biệt có lợi trên lĩnh vực thương mại, thanh toán và tín dụng quốc tế và Mỹ, Anh gần như là ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, lợi dụng đặc điểm này, Anh lạm phát đồng bảng ngày càng tăng, làm cho bảng Anh dần mất giá trên thị trường. Ngày 4/9/1931, Anh tuyên bố phá giá đồng bảng Anh 33% (nội dung vàng từ 7,3224 xuống còn 4,9029 vàng). Và điều này tác động đến USD. Chịu không nổi sức ép ngày càng gia tăng, ngày 6/3/1933 Mỹ cũng ra đạo luật đình chỉ chuyển USD ra vàng, mọi cơ quan, xí nghiệp, cá nhân có tiền vàng hoặc thoi vàng trị giá 100 USD đều phải nộp cho chính phủ. Đến 1/1934 tất cả vàng của Mỹ đều bị quốc hữu hóa. Dự trữ vàng của các ngân hàng liên bang đều phải chuyển sang kho bạc. Ngày 31/11/1934, Mỹ tuyên bố phá giá USD 41% - tức là 1,5046 xuống còn 0,888671. Từ đó, chấm dứt chế độ bản vị bảng Anh.
    7.3.2. Chế độ bản vị USD (hay còn gọi là hệ thống tiền tệ Bretton Woods)
    Trước khi chế độ tiền tệ này ra đời, ở trên thế giới đã tồn tại 3 khu vực tiền tệ lớn:
    - Khu vực GBP do Anh đứng đầu gồm Bắc Âu, Bồ Đào Nha, Ai Cập, Irac, Ấn Độ, vv
    - Khu vực USD do Mỹ đứng đầu gồm các nước: Châu Mỹ La Tinh, Canada, vv
    - Khu vực đồng FrF do Pháp đứng đầu gồm các nước Châu Phi và Đông Dương.
    Tất cả các khu vực đều áp dụng một chế độ tiền tệ thống nhất và chế đọ quản chế như nhau.
    Đặc điểm của khu vực tiền tệ này là:
    - Duy trì một tỷ giá ổn định gồm đồng tiền của các nước trong khu vực với đồng tiền chuẩn (Central Currency), các nước pahir gởi phần lớn dự trữ vàng và ngoại tệ vào ngân hàng của nước chủ nhà.
    - Thực hiện chế độ ngoại hối tự do với tất cả các nước trong khu vực và hạn chế hoạt động với các nước ngoài khu vực.
    - Đồng tiền chuẩn là phương tiện thanh toán với tất cả các nước trong khu vực.
    Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, kinh tế Mỹ phát triển và kinh tế Anh suy yếu, từ đó tạo sự ra đời của hiệp ước Bretton Woods vào tháng 7/1944 – cơ sở của chế độ bản vị USD.
    Tuy nhiên, qua 2 lần phá giá USD vào 18/12/1971 và 12/3/1973 đã chính thức khai tử chế độ bản vị USD sau đó.
    Ngoài hai chế độ lưu thông tiền giấy mang tính chất quốc tế nói trên còn có:
    · Quyền rút vốn đặc biệt
    Đây là đơn vị tiền ghi sổ do IMF phát hành cho các nước hội viên gồm hỗn hợp các loại tiền (USD, DEM, GBP, FrF, JPY) và tài sản dự trữ quốc tế (ngoại trừ vàng) được ghi tên cho các thành viên tùy theo hạn ngạch được cấp.
    Mỗi nước đóng 75% hạn ngạch bằng tiền của mình và 25% bằng tài sản dự trữ quốc tế (tiền mạnh).
    Các thành viên nếu gặp khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế có thể rút bằng cách mua ngoại tệ bằng tiền của mình lên đến 125 hạn ngạch dành cho mình. Phần 25% đầu được rút theo nhu cầu, 100% còn lại được chia làm 4 đợt cho vay (25% một lần) và được yêu cầu hoàn lại qua 3 hoặc 5 lần, trên cơ sở thực hiện một chương trình các biện pháp để xóa bỏ sự thiếu hụt.
    · Đồng EUR
    Đây cũng là đơn vị tiền tệ ghi sổ của khối cộng đồng kinh tế do ngân hàng trung ương châu âu phát hành, các nước thành viên thuộc hệ thống cộng đồng EUR dùng EUR để thanh toán nợ lẫn nhau và trong thanh toán quốc tế.
    7.4. Chế độ lưu thông tiền giấy không được đổi ra vàng
    Sau sự sụp đổ của bản vị USD đã chấm dứt trong thực tế chế độ tiền giấy được đổi ra vàng và xuất hiện chế độ lưu thông tiền giấy không được đổi ra vàng. Chế ddojojnayf có những đặc điểm:
    - Tiền giấy phải là tiền pháp định
    - Tuy vàng không còn được thừa nhận là tiền tệ, song vàng vẫn còn được mặc nhiên sử dụng với tư cách là thước đo giá trị, phương tiện tích lũy và tiền tệ thế giới.
    - Các nước vẫn coi trọng dự trữ vàng và ngoại tệ - là cơ sở gián tiếp cho lưu thông tiền tệ trong nước.
    - Tiền giấy dễ gây ra lạm phát, do vậy phải thực thi một chính sách tiền tệ có khả năng ngăn chặn hoặc hạn chế lạm phát.
    8. Đo lượng tiền
    Xuất hiện 4 phương pháp lý thuyết, kinh nghiệm xác định tổng lượng tiền và phương pháp đo lượng tiền như một tổng số theo tỷ trọng
    8.1. Phương pháp lý thuyết
    Phương pháp lý thuyết định nghĩa tiền bằng cách dùng lý thuyết kinh tế để xem những gì trong số các tài sản phải được đưa vào phạm vi đo lượng tiền.
    Như chúng ta đã biết, đặc điểm cơ bản của tiền là nó được dùng làm phương tiện trao đổi. Theo quan điểm này chỉ có tiền mặt, tiền gửi tài khoản séc và séc du lịch.
    Thực tế có tài khoản séc không hoàn toàn có khả năng thanh khoản như tiền mặt và các tài khoản séc khác. Ví dụ, khách hàng của một hãng môi giới có thể viết séc ứng với số chứng khoán mà công ty chứng khoán mua cho họ, có phải là phương tiện trao đổi hay không, trong khi đó, tài khoản tiết kiệm gởi ở ngân hàng có thể chuyển nhanh chóng thành tiền mặt. Từ thực tế đó, xuất hiện việc đo lượng tiền theo phương thức khác.
    8.2. Phương pháp kinh nghiệm
    Cái gì được coi là tiền phải được dựa trên cơ sở phép đo lượng tiền, nó tác động tốt nhất trong việc dự báo các diễn biến của những biến số mà tiền có tác dụng đo lường, ví dụ tiền nào giúp dự báo tỷ lệ lạm phát hoặc chu kỳ sản xuất. Rất tiếc điều này cũng không rõ ràng: một phép đo giúp dự báo tốt trong thời kỳ này có thể là không thích hợp cho thời kỳ khác, hoặc phép đo tốt về dự báo lạm phát lại không tốt đối với chu kỳ sản xuất.
    8.3. Phương pháp xác định tổng lượng tiền
    Quỹ dự trữ liên bang Mỹ (Federal reserves fund) từ năm 1980 đã nhiều lần thay đổi khái niệm về tiền liên quan đến việc xem xét các thành phần của lượng tiền cung ứng, để từ đó hướng dẫn chính sách tiền tệ bằng cách điều chỉnh nó theo cách xác định tổng lượng tiền.
    Theo đó, M1 ứng với cách định nghĩa theo phương pháp lý thuyết, bao gồm tiền mặt, tiền gởi, tài khoản séc và séc du lịch. Những loại này rõ ràng là tiền vì chúng có thể trực tiếp làm chức năng trao đổi. Trước năm 1970, chỉ có các ngân hàng thương mại mới được phép cho mở các tài khoản séc và không tính lãi. Nhưng với những đổi mới tài chính xuất hiện thì các quỹ tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm hỗ tương và liên hiệp tín dụng cũng có thể mở các tài khoản séc. Về phía ngân hàng có thể mở các tài khoản khác như Now-account thông thường hoặc Now-account cao cấp và tài khoản ATS (automatic tranfer from saving account – tự động chuyển từ tài khoản tiết kiệm), có trả lãi, từ đó được bổ sung vào lượng tiền M1.
    M2, ngoài M1 cộng thêm những tài sản khác có đặc điểm sử dụng tài khoản tiền gửi thuộc thị trường tiền tệ và chứng khoán thuộc quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ và tài sản khác như tiền gửi có kỳ hạn loại nhỏ, tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng mua lại và Đô la ngoại biên qua đêm.
    Những loại này có tính thanh khoản cao vì có thể chuyển thành tiền một cách nhanh chóng với phí tổn thấp.
    M3, ngoài M2, cộng thêm những loại tài sản kém thanh khoản hơn như tiền gửi có kỳ hạn loại lớn, hợp đồng mua lại dài hạn, đô la ngoại biên có kỳ hạn và quỹ hỗ tương thì trường tiền tệ có tổ chức.
    L, ngoài M3, cộng thêm một vào loại chứng khoán như chứng khoán kho bạc ngắn hạn, thương phiếu, trái phiếu tiết kiệm và hối phiếu được ngân hàng chấp nhận.
    Tóm lại
    M1 = tiền mặt + séc và séc du lịch + tiền gửi tiết kiệm + tiền gửi trên thị trường tiền tệ + cổ phần quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ (không tổ chức) + hợp đồng mua qua đêm, đô la ngoại biên qua đêm.
    M3 = M2 + tiền gửi có kỳ hạn lượng lớn + cổ phần quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ (có tổ chức) + hợp đồng mua lại dài hạn và đô la ngoại biên có kỳ hạn .
    L = M3 + chứng khoán kho bạc ngắn hạn + thương phiếu + trái phiếu tiết kiệm + hối phiếu nhận thanh toán ở ngân hàng .
    8.4. Tiền được coi như một tổng số theo tỷ trọng
    Những phương pháp đo lượng tiền cung ứng ở trên tạo ra tập hợp những loại tài sản mang đặc điểm như tiền nhưng trong thực tế, không phải bao giờ cũng như vậy. Từ đó, người ta đã xác định đặc tính tiền của mỗi loại tài sản theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ M1 + 0.6 cổ phần quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ + 0.4 tiền gởi tiết kiệm, vv
    Phương pháp đo này gọi là phương pháp đo lường theo tỷ trọng tiền trong mỗi loại tài sản tài chính.
    9. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ
    Thông qua việc thực hiện chức năng tiền tệ, ta thấy tiền tệ có thể phát huy được tác dụng đối với nền kinh tế - xã hội.
    Đó chính là vai trò của tiền tệ. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện trên 3 mặt:
    Thứ nhất: Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển kinh tế hàng hóa. C.Mác đã từng chỉ ra rằng người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự hoạt động của nó.
    M.Friedman nói: “sự biến động có tính chất chu kỳ của thu nhập tính bằng tiền, giống như sự biến động dài hạn có thể phụ thuộc vào sự vận động của dự trữ tiền tệ và tốc độ”. Sứ mạng lớn lao đó được những người theo thuyết trọng tiền khẳng định: “Sự phân tích tiền tệ dành cho thế lực tiền tệ địa vị thống trị trong tất cả các động lực tác động đến nền kinh tế”.
    Nhờ có tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông làm cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa vừa đơn giản thuận lợi vừa thống nhất, và làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông được tiến hành một cách trôi chảy; cũng nhờ có tiền mà người sản xuất kinh doanh mới hạch toán được chi phí và kết quả sản xuất thực hiện tích lũy tiền tệ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
    Tóm lại, tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
    Thứ hai: Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế.
    Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà nó còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
    Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ đã phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhờ đó mà các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới được hình thành và phát triển làm cho xu thế hòa nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước cũng có cơ hội phát triển thuận lợi.
    Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sỡ hữu chúng.
    Tiền tệ không chỉ đơn thuần là một vật, mà nó còn biểu hiện quan hệ xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao độ thì hầu như mọi quan hệ kinh tế - xã hội đều bị tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện đó, tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng để xử lý và giải tỏa mọi ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi đối với những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền sẽ còn phát huy sức mạnh của nó. Vấn đề ở chỗ là con người sử dụng “thế lực” đó của đồng tiền như thế nào và phục vụ quyền lợi cho ai mà thôi.
    10. Cung và cầu tiền tệ
    10.1. Cung tiền tệ
    Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chỉ tiêu trao đổi khác của nền kinh tế xã hội.
    Nói cách khác, mức cung tiền tệ là toàn thể khối tiền tệ đã được cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳ được xác định. Mức cung tiền tệ đã cung ứng cho nền kinh tế tạo thành khối tiền tệ và bao gồm các thành phần sau:
    » Tiền giao dịch (M[SUB]1[/SUB])
    Tiền giao dịch là khối tiền trực tiếp làm phương tiện thu lưu thông và phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Vì vậy nó cho phép đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán của các cá nhân và tổ chức.
    Tiền giao dịch (M[SUB]1[/SUB]) bao gồm:
    - Tiền mặt lưu hành gồm tiền mặt trong tay dân cư, tiền mặt trong quỹ của các đơn vị, tổ chức kinh tế và tiền mặt trong tay quỹ nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, 3 bộ phận tiền mặt này còn được gọi là cơ số tiền tệ gây áp lực trực tiếp và mạnh mẽ đối với lực lượng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế, vì vậy nó là bộ phận cần được theo dõi và kiểm soát thật chặt chẽ. Tiền mặt lưu hành chính là lượng tiền giấy do ngân hàng Trung ương phát hành và đang nằm trong lưu thông. Do vậy nó còn được gọi là tiền Trung ương.
    - Tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi không kỳ hạn, được xem là tiền giao dịch, bởi vì người gửi tiền (chủ tài khoản) bất kỳ lúc nào củng có thể sử dụng tiền trên tài khoản này để thanh toán tiền hàng bán dịch vụ Tuy nhiên, tính kịp thời và ngay lập tức trong chi trả của tiền gửi không kỳ hàn không thể ngang bằng với tiền mặt được
    Tuy có sự khác nhau giữa tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn nhưng nó đều có năng lực giải tỏa rất nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu giao dịch của người sở hữu chúng. Và vì lí do đó người ta gọi nó là tiền giao dịch. Nó còn được gọi là tiền mạnh.
    » Khối tiền rộng (M[SUB]2[/SUB], M[SUB]3[/SUB])
    Bên cạnh khối tiền giao dịch (M[SUB]1[/SUB]) còn có những khoản khác gọi là “ chuẩn tệ” như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi định kỳ, trái phiếu, kho bạc ngắn hạn, các hối phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn những tài sản này không sử dụng ngay lâpj tức như tiền(tiền mặt, tiền gửi hoạt kỳ) nhưng sau một thời gian, nó có thể được sử dụng tiền gửi hoạt kỳ. Do vậy nó phải được cấu tạo vào trong khối tiền tệ của nền kinh tế. Khối tiền mở rộng vì vậy trở thành đối tượng quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia
    Tùy mức độ “giải tỏa” của các loại “chuẩn tệ” khối tiền rộng được phân thành các cấp độ khác nhau.
    M[SUB]2[/SUB] = M[SUB]1[/SUB] + Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi định kỳ.
    * khối tiền – ký hiệu M
    M = M[SUB]2[/SUB] + Tiền gửi khác, Trái phiếu ngắn hạn, các hối phiếu
    Khối tiền của nền kinh tế với các thành phần của nó, biến động tùy theo tình hình kinh tế tài chính và sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống ngân hàng
    10.2. Cầu tiền tệ
    Cầu tiền tệ là tổng khối lượng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏa mãn các nhu cầu.
    Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cung ứng, bởi vì mức tiền tệ cung ứng nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng Trung ương, mà nó chỉ có tác động gián tiếp đến mức cung tiền tệ thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, lãi suất,v.v
    Chú ý rằng, trong các chức năng của tiền tệ có những chức năng có liên quan trực tiếp đến nhu cầu tiền tệ. Đó là các chức năng phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ, bất kỳ một đơn vị hay cá nhân nào cũng cần phải có tiền để giao dịch với nhau khiến cho guồng máy kinh tế xã hội không ngừng vận động và phát triển.
    Nhu cầu tiền tệ, được xác định dựa trên nhiều quan điểm khác nhau:
    · Theo quan điểm của C.Mác (1883 - 1918): Cầu tiền tề tăng giảm biến động thuận chiều với tổng giá cả hàng hóa dịch vụ tức là biến động tỷ lệ thuận với tốc độ kinh tế và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ (tức là số vòng luân chuyển trong một năm của mức cung tiền giao dịch).
    · Quan điểm của IRVING FISHER (1867 - 1947): Ông đưa ra “phương án giao dịch về số lượng tiền tệ” với phương trình nổi tiếng:
    MV = PT
    Trong đó: MV : là tổng khối tiền giao dịch.
    PT: bao gồm tổng giá trị cả hàng hóa, dịch vụ trong kỳ
    · Quan điểm của John Maynard Keynes (1883 - 1946).
    Quan điểm của John Maynard Keynes cho rằng cầu tiền tệ phụ thuộc vào 3 nhân tố:
    - Động cơ giao dịch
    - Động cơ dự phòng
    - Động cơ đầu cơ (nhu cầu về tài sản dự trữ).
    Các nhu cầu nêu trên, theo John Maynard Keynes, phụ thuộc vào mức thu nhập (thu nhập cao thì chỉ tiêu càng nhiều, nhu cầu giao dịch sẽ tăng, thu nhập cao cũng cho phép thực hiện các nhu cầu dự phòng cao) và lãi suất (lãi suất càng cao, giá chứng khoán sẽ càng hạ, nhu cầu về tiền tệ sẽ càng hạ thấp)
    · Quan điểm của MILTON FRIEDMAN cho rằng tổng cầu tiền tệ phụ thuộc vào 4 nhân tố:
    - Mức giá cả hàng hóa dịch vụ
    - Mức thu nhập thực tế và sản lượng trong nền kinh tế.
    - Lãi suất thực tế
    - Chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát)
    Ông khẳng định thu nhập thực tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều với cầu tiền tệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...