Tiểu Luận Tiền lương tối thiểu và tác động của nó đến cung cầu thị trường lao động

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiền lương tối thiểu và tác động của nó đến cung cầu thị trường lao động
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường tiền luơng bị chi phối bởi quy luật cung cầu thị trường lao động việc tìm kiếm biện pháp để đảm bảo mức tiền lương thoả đáng cho người lao động là mối quan tâm từ lâu của chính phủ và các tổ chức quốc tế về lao động
    Một mức tiền lương hợp lý có vai trò quan trọng tạo động lực làm việc nâng cao năng suất lao động phát triển sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    Mặt khác mức tiền luơng hợp lí phải đảm bảo cho con người chủ thể của lao động sống đầy đủ về vật chất và tinh thần , duy trì chất lượng nguồn lao động
    Tiền lương tối thiểu được lấy làm cơ sở để tính mức tiền lương cho các loại lao động khác , tiền lương tối thiểu do nhà nước quy địnhvà có vai trò quan trọng trọng đến đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực . Việt Nam từ năm 1993 đến nay đã thực hiện 7 lần cải cách tiền lưong tối thiểu và tiếp tục đổi mới tiền lương tối thiểu đến năm 2010 đạt mục tiêu thống nhất mức lưong tối thiểu chung . Trong quá trình cải cách tiền lương tối thiểu sẽ có sự tác động qua lại giữa các yếu tố của thị trường lao động và mức lương tối thiểu .Vì vậy mục tiêu nghiên cứu đề tài này là “ tiền lương tối thiểu tác động đén cung cầu lao động Việt Nam ’’.Trong quá trình nghiên cứu được sự hướng dẫn của thầy cô giáo và tham khảo các tài liệu sách báo tạp chí , bài viết đã đưa ra cơ sở lí luận về tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường cũng như ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường đến giá cả , thất nghiệp,tiền lưong và tăng trưởng kinh tế . Mặt khác bài viết còn nêu lên thực trạng tiền lương Việt Nam từ đó đưa ra phương hướng cải cách tiền lương tối thiểu trong trong những năm tiếp theo
    Đề tài: Tiền lương tối thiểu và tác động của nó đến cung cầu thị trường lao động


    Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường


    1. Tổng quan về thị trường lao động

    1.1. Khái niệm thị trường lao động

    Thị trưòng lao động là một loại thị trường đặc biệt trong nền kinh tế thị trường , vì nó liên quan trực tiếp đến con người chủ sở hữu của sức lao động ,sức lao động chinh là hàng hoá được trao đổi trên thị trưòng lao động .
    Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa _’’Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động , cũng như mức độ tiền công ‘’_Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thong qua việc làm được trả công . Trong giáo trình kinh tế học hiện đại thì ‘’ Thị trường lao động là nơi thực hiện việc làm được trả công qua các quan hệ mua bán giữa người cung ứng lao động và người sử dụng lao động qua quan hệ cung cầu lao động ‘’ . Định nghĩa này nhấn mạnh đến đối tượng trao đổi trên thị trường lao động là nơi mua bán việc làm
    Như vậy thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các giao dịch thoả thuận về giá cả sức lao động .Tại đây hai chủ thể của thị trường lao động là người lao động ( bên cung ) và người sử dụng lao động ( bên cầu ) có quan hệ nhau rang buộc với nhau dựa vào nhau để tồn tại Khi hai chủ thể tiến hành giao dịch thỏa thuận về giá cả sức lao động tạo ra sự cạnh tranh của thị trường , khi bên cung lao động lớn hơn bên cầu lao động thì ngưồi sử dụng lao động được lợi còn khi bên cầu lao động lớn hơn bên cung lao động thì người lao động có lợi thế hơn , có nhiều cơ hội để chọn lựa công việc , giá cả sức lao động vì thế cũng được tăng cao . Vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm ngắn gọn ‘’Th ị trường lao động là nơi cung cầu lao động gặp nhau ‘’
    1.2. Chức năng của thị trường lao động



    MỤC LỤCTrang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường. 2
    1. Tổng quan về thị trường lao động. 2
    1.1. Khái niệm thị trường lao động. 2
    1.2. Chức năng của thị trường lao động. 2
    1.3. Các yếu tố của thị trường lao động và sự hình thành giá cả sức lao động. 3
    1.3.1. Cung lao động. 3
    1.3.2. Cầu lao động. 5
    1.3.3. Giá cả sức lao động. 5
    2.Tiền lương trong nền kinh tế thị trường. 7
    2.1 Đặc điểm của tiền lương. 7
    2.2 Vai trò của tiền lương. 8
    2.3 Cơ chế thoả thuận tiền lương trong nền kinh tế thị trường. 8
    3. Tiền lương tối thiều và tác động của nó đến cung cầu thị trường lao động. 9
    3.1. Khái niệm tiền lương tối thiểu. 9
    3.2.Cơ cấu tiền lương tối thiều. 11
    3.3. Đặc trưng của tiền lương tối thiểu. 11
    3.4. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu:11
    3.5. Điều chỉnh mức lương tối thiểu. 13
    3.5.1. Các vấn đề cần xem xét khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu. 13
    3.5.2. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu.14
    3.5.2.1. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đối với tiền lương.14
    3.5.2.2. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến việc làm.15
    3.5.2.3. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu với lạm phát.15
    3.5.2.4. Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến phân phối thu nhập.15
    3.5.2.5. Tác động của điều chỉnh lương tối thiểu đến tăng trưởng kinh tế.16

    Chương 2: Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam . 17
    1. Thực trạng thị trường lao động việt nam 17
    2. Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam từ năm 1946 đến 2007. 21
    2.1. Giai đoạn 1946 – 1959. 21
    2.2. Giai đoạn 1960 – 1985.22
    2.3. Giai đoạn 9/1985 – 31/1993.23
    2.4. Giai đoạn 4/1993 đến nay. 24
    3. Thực trạng tiền lương tối thiểu trong các khu vực.26
    4. Mặt tích cực và tiêu cực của chính sách tiền lương tối thiểu. 27
    4.1 Mặt tích cực của chính sách tiền lương tối thiểu. 27
    4.2 Mặt tiêu cực trong chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 28
    Chương 3: Giải pháp phương hướng cải cách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam . 30
    1. Nội dung của đổi mới chính sách tiền lương. 30
    2. Giải pháp đổi mới chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trưòng. 30
    KẾT LUẬN 33
    Tài liệu tham khảo. 34
     
    Luongmytram thích bài này.
Đang tải...