Tiểu Luận Tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của nó đến cung- cầu lao động trong thị

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CUNG - CẦU LAO ĐỘNG TRONG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
    LỜI MỞ ĐẦU


    Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên chế độ tiền lương trong nền kinh tế này vừa mang tính chất thị trường, vừa mang tính chất định hướng XHCN. Nghĩa là chế độ tiền lương vừa chịu sự chi phối bởi thị trường lao động, vừa chịu sự chi phối bởi nguuyên tắc phân phối theo lao động. Điều này cho thấy, không nên cực đoan cho rằng, tiền lương chỉ là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, hoặc ngược lai, tiền lương chỉ là kết quả của việc phân phối theo lao động. Bởi lẽ, trong điều kiện hiện nay, năng suất lao động xã hội rất thấp, sự cạnh tranh gay gắt, bộ máy quản lý cồng kềnh, các khoản khấu trừ quá lớn nên quỹ tiền lương sẽ thấp. Trong điều kiện đủ, nếu tiền lương chỉ là kết quả của phân phối theo lao động thì tiền lương sẽ thấp, thậm chớ không đủ để duy trì cuộc sống cho bản thân người lao động Nhưng, nếu tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động, thì vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp luôn muốn trả lương thấp. Thêm vào đó, do sức ép của cạnh tranh, của thất nghiệp, làm cho người công nhân phải chấp nhận lương thấp tới mức chỉ tạm đủ cho bản thân sống, miễn là có được việc làm. Vì vậy, yêu cầu của cải cách chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay là tiền lương phải bảo đảm cho người lao động duy trì được năng lực lao động, nuôi con cái và chi phí đào tạo cho bản thân người lao động ở điều kiện bình thường. Điều đó đòi hỏi, trong các doanh nghiệp nhà nước, việc trả lương vừa tuân theo cơ chế thị trường là thuận mua vừa bán sức lao động (tức phải được thoả thuận giữa người lao động với doanh nghiệp về mức lương), vừa đảm bảo tính chất XHCN là phân phối theo lao động, nhưng mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền lương cũng không được thấp hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy, việc hiểu và xác định tiền lương tối thiểu là vấn đề quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp nhà nước mà cả cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
    Thấy được vai trò quan trọng của tiền lương tối thiểu nên em đã quyết định chọn đề tài “Tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của nó đến cung- cầu lao động trong thị trường lao động Việt Nam”. Với mục đích là qua nghiên cứu về mặt lý luận và thực tế về tiền lương tối thiểu để từ đó có những giải pháp hoàn thiện tiền lương tối thiểu để đảm bảo nó là cơ sở xây dựng hệ thống thang, bảng lương, quan hệ tiền lương, tính các mức lương cho các loại lao động khác nhau ở các ngành, nghề, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động; tạo ra lưới an toàn xó hội cho lao động trong cơ chế thị trường. Đồng thời thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế hai bên giữa người sử dụng lao động và người lao động trong thoả thuận ký kết hợp đồng lao động.


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1


    Chương I: Cơ sở lý luận và đặc điểm về thị trường lao động và tiền lương tồi thiểu ở việt nam 2
    I- Cơ sở lý luận 2
    1- Cơ sở lý luận về thị trường lao động. 2
    2. Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu. 4
    2.1. Tiền lương. 4
    2.2. Tiền lương tối thiểu. 5
    II. Đặc điểm của thị trường lao động và tiền lương tối thiểu. 6
    1. Đặc điểm của thị trường lao động. 6
    2. Đặc điểm của tiền lương tối thiểu. 7
    2.1.Quản lý của nhà nước về tiền lương. 7
    2.2.Vai trò của tiền lương tối thiểu. 8
    2.3.Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu. 9
    2.3.1. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu chung. 9
    2.3.2. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu vùng. 11
    2.3.3. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu nghành. 11


    Chương II: Thực trạng của tiền lương tối thiểu ở việt nam và tác động của nó đến thị trường lao động. 12
    I- Chính sách tiền lương tối thiểu. 12
    II- Tình hình thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam. 14
    1. Tình hình chung. 14
    1.1. Khu vực kinh tế nhà nước. 14
    1.2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15
    2. Ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu tới nền kinh tế thị trường lao động. 16
    3. Ảnh hưởng của các yếu tố trên thị trường lao động Việt Nam tới tiền lương. 17
    4. Đánh giá những hạn chế của tiền lương tối thiểu. 18


    Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện tiền lương tối thiểu phù hợp với thị trường lao động Việt Nam. 22
    I. Đối với tiền lương tối thiểu. 22
    1. Định hướng thay đổi chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam. 22
    1.1. Thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung. 22
    1.2. Xác định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu. 23
    1.3. Thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu. 23
    2. Giải pháp hoàn thiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam. 24
    II.Một số giải pháp khác 26
    1. Đối với thị trường lao động. 26
    2. Đối với Nhà nước. 27


    Kết luận 28
    Danh mục tài liệu tham khảo 29
     
Đang tải...