Luận Văn Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tể nước ta-một khoảng cách thực tế cần rút ngắn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tể nước ta-một khoảng cách thực tế cần rút ngắn

    Khái niệm tiền lương đã được soi sáng dưới nhiều góc độ ở phần trên.Nhưng đến phần II này ta thấy lại nảy sinh hai khái niệm khá mới mẻ:tiền lương danh nghĩa-tiền lương thực tế.Vởy chúng đại diên cho lao đông nào và có tác động,ảnh hưởng gì tới nhau không.
    1/Tiền lương danh nghĩa:
    Theo định nghĩa của Mac thì:tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được sau khi đã làm việc cho chủ tư bản.Hay nói một cách khác,thì nó chính là giá trị sức lao động được nhà tư bản tính bằng tiền để trả cho người công nhân.Tiền lương danh nghĩa không phản ánh rõ mức sống của người công nhân.
    2/Tiền lương thực tế:
    Là tổng khối lượng và chất lượng của những tư liệu tiêu dùng mà người công nhân mua được băngf tiền lương danh nghĩa.Tiền lương thực tế luôn phản ánh chính xác mức sống của người công nhân.
    Nếu thị trường ổn định không có lạm phát thì lương thực tế chính là lương danh nghĩa.Còn ngược lại thì lương thức tế luôn luôn nhỏ hơn lương danh nghĩa vì thế nếu muốn xác định lương thực tế thì phải tính đến lương danh nghĩa,nhưng cũng phải tính đến giá cả vật phẩm tiêu dùng,và tiền trả các khoản dịch vụ và thuế.
    3/Thực tế vấn đề tiền lương danh nghĩa-tiền lương thực tế ở Việt Nam
    *Khu vực kinh tế nhà nước
    Tiền lương của người làm công ăn lương trong khu vực kinhtế nhà nước không chỉ thấp mà còn toòn tại nhiều bất hợp lý hơn so với các khu vực,thành phần kinh tế khác.ở các khu vực kinh tế khác tuy cũng không ít tồn tại nhưng bước đầu đã thể hiện xu hướng tiến bộ hơn so với khu vực kinh tế nhà nước.Theo kết quả điều tra lao động, việc làm,khu vực thành thị ngày07/03/2000 do bộ lao đông thương binh và xã hội phối gợp với tổng cục thống kê thực hiện cho thấy :tính đến đầu năm 2000 có khoảng 5740 doanh nghiệp nhà nước(giảm gần 6500 doanh nghiệp so với năm 1990).Với tổng số lao động chiếm khoảng 1,8 triệu người,trong đó có gần 90% lao động có việc làm thường xuyên và trên 10 % không có việc làm hoặc việc làm không thường xuyên.
    Thêm vào đó là vấn đề mức lương tối thiểu.Sau nhiều năm thay đổi cơ cấu,cải cách mức tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay được quy định là 210.000đ/tháng .Đây là một mức lương quá thấp không đảm bảo tái sản xuất giản đơn sức lao động của ngời lao động chứ chưa nói tới tái sản xuất mưở rộng,không đủ chi cho nhu cầu thiết yếu của người lao động chưa kể còn phải nuôi thêm con,bảo hiểm tuổi già.Trong khi đó,quỹ lương và các khoản chi trợ cấp,phụ cấp đã chiếm khoảng 29 % tổng chi ngân sách(theo số liệu cuă ban tổ chức chính phủ).Ngoài tiền lương ngân sách còn phải chi rất nhiều vấn đề khác không kém phần quan trọng.Chính vì thế khi xây dựng mức lương tối thiểu chính phủ dường như bị ràng buộc nặng nề bởi sự eo hẹp của ngân sách nhà nước nên thường đưa ra những mức giá tư liệu sinh hoạt,tiêu dùng thấp xa so với mức thực tế.Do đó tiền lương luôn đứng trước mâu thuẫn là thấp so với nhu cầu của người lao động nhưng lại cao với khả năng của ngân sách.



     
Đang tải...