Tiểu Luận Tiến hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi taitailieu_16, 24/5/12.

  1. A. MỞ ĐẦU:
    Đất nước Việt Nam chúng ta đã phải trải qua thời gian dài chiến tranh để giành độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam đã phải chịu nhiều hi sinh, mất mát để giữ vững quyền độc lập, tự do ấy! Ngày nay, đất nước đã hoà bình, nhân dân ta đang trên con đường xây dựng, phát triển kinh tế đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế giới. Đứng trước thực trạng như vậy, phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình đó!
    Chúng ta đang sống trong một thời đại cách mạng công nghiệp. Quanh ta khắp nơi trên thế giới đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi trong đời sống kinh tế. Quá trình cải cách kinh tế là thử thách lớn nhất đối với tất cả các dân tộc và các chế độ muốn thay đổi mô hình hoạt động kinh tế của mình. Có nhiều xu hướng khác nhau, song có một chủ đề chung là chuyển nền kinh tế sang định hướng thị trường. Với xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, Việt Nam cũng chọn cho mình một con đường phát triển kinh tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã chọn cho đất nước của mình con đường phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường phát triển tất yếu phù hợp với những điều kiện khách quan vốn có.
    Nước ta thuộc vào nhóm nước đang phát triển, là một trong những nước nghèo tr ên thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang “Xã hội văn mình công nghiệp”. Do đó khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh có hiệu quả. Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đại hoá, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị .
    Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” định hướng phát triển nhằm mục tiêu “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.”
    Muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân .thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa. Để làm được như vậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đó là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, công nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực. Quan trọng hơn cả khi ph át triển nguồn nhân lực, đó là tri thức, gắn với nền kinh tế tri thức! Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
    Chính vì vậy, nhóm em lựa chọn đề tài: “Tiến hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
     
Đang tải...