Luận Văn Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tự trang bị.

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tự trang bị.


    công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt nam
    1.Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tự trang bị.
    Thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh kỹ thụât: cuộc cách mạng kỹ thuật mà nội dung chủ yếu của nó là cơ khí hoá xuất hiện đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ 17 và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ 19. Đến khoảng giữa thế kỷ 20 xuất hiện cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại. Mấy thập niên đã trải qua, nhất là thập niên gần đây loài người đang chứng kiến những thay đổi rất to lớn, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.
    Từ nội dung của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, mặc dù còn có thể có ý kiến nào đó khác nhau, song ý kiến nhất trí cho rằng cuộc cách mạng nàycó hai đặc trưng chủ yếu:
    Một là, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách đây hơn một trăm năm. Các Mác đã dự đoánvề mối quan hệvà sự phát triển giữa khoa học và lực lượng sản xuất. Người viết: “ Thiên nhiên không tạo ra máy móc, đầu xe lửa, điện báo . Tất cả các thứ đólà thành quả sáng tạo của bộ óc con người, được bàn tay con người tạo ra là sức mạnh tri thức đã được vật hoá. Sự phát triển của vốn cố định là chỉ tiêu cho thấy rằng tri thức xã hội chung đã biến thành lực lượng sản xuất với mức độ bào, và do đó cũng là chỉ tiêu nói lên mức độ phụ thuộc và biến đổi của chính những điều kiện hoạt động đối với trí tuệ chung”
    Nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trưc tiếp là nó bao gồm cả khoa học tự nhiên- kỹ thuật lẫn khoa học xã hội, nhất là khoa học kinh tế, nó do con người toạ ra thông qua con người- nhân tố trung tâm- nhân tố chủ thể- đến lực lượng sản xuất. Nó đòi hỏi phải có chính sách đầu tư đúng đắn cho khoa học- kỹ thuật. Ngày nay, bất cứ một tiến bộ nào của kỹ thuật “công nghệ” sản xuất đều phải dựa trên những thành tựu khoa học làm cơ sở lý thuyết cho nó.
    Hai là, thời gian cho một phát minh mới của khoa học ra đời thay thế chio phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại, phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất đời sống ngày càng mở rộng.Đặc trưng này làm cho tài sản cố trong qúa trình sử dụng thậm trí vừa mới xây dựng xong không chỉ bị hao mòn hữu hình mà còn bị hao mòn vô hình nhanh chóng hơn trước. Nó đòi hỏi cần được kêt hợp chặt chẽ giữa chiến lược khoa học –kỹ thụât với chiến lược kinh tế –xã hội.
    Ở nước ta, một nước bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hoá và hiện đại hoá được tiến hành trong điều kiện thế giới trải qua hai cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật diễn ra trong xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá. Trong hoàn cảnh đó công cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuât ở nước ta phải bao gồm cả cơ khí hoá và hiện đại hoá, coi nó là then chốt và coi khoa học- công nghệ là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
    2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội
    Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong quá trinh công nghiệp hoá tất yếu phải phân công lại lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, tức là sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành trong nội bộ và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân. Nhân công lao động có tác động to lớn: nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệvà năng xuất lao động; cùng với cách mạng khoa học kỹ thuật nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:

     
Đang tải...