Tiểu Luận Tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    TIỀN ĐỀ THỰC HIỆN THẮNG LỢI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
    LỜI MỞ ĐẦU

    Hiện nay, trên thế giới, các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Nền kinh tế Việt Nam – với xuất phát điểm thấy kém nền công nghiệp, lạc hậu, để có được tốc độ tăng trưởng cao hơn, cần có một lực đẩy mạnh mẽ hơn nữa – lực đẩy đó chỉ có thể có được nhờ đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ta một sự chuyển đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Nhận thức được điều đó, tại hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng vào tháng 1/1994 đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu, trong đó. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

    NỘI DUNG

    Công nghiệp hóa, hiện đại hoá là một cuộc cải biến cách mạng từ xã hội Công nghiệp trở thành xã hội công nghiệp, đồng thời đó cũng là cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết, và một trong những tiền đề cần thiết nhất, chính là nguồn nhân lực khẳng định vai trò quan trọng cảu nguồn nhân lực, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII < 6-1991 > đã nêu: “ Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội”. Tuy nhiên trong nguồn nhân lực ấy thì thanh niên – sinh viên lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển nói chung và đối với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiên đại hoá đất nước nói riêng. Bởi họ là những chủ nhân tương lại của đất nước nói riêng, họ là đội ngũ tri thức trẻ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy nhất, những tiến bộ của thời đại, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.

    Để hiểu được vai trò của thanh niên – sinh viên trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, ta cần phải để cập đến một số khía cạnh sau:

    Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là gì?
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sinh viên kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiến hành, hiện đại, tạo ra năng suất lao động – xã hội cao.

    Thực chất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá trình tạo ra những tiến đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp – những yếu tố cơ bản của lực sản xuất (Lực lượng sảng xuất) cho Chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải tiến lao động thủ công, lạc hậu, thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và được thực hiện thông qua công nghiệp háo, hiện đại hoá. Bởi cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liên quan tới sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội, đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mọi thành viên trong xã hội và đối với sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội.

    Trong khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có những bước đi, cách làm và phương pháp thích hợp như: Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá, công nghiệp hoá cần theo cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; Công nghiệp hoá hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế ; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo xu thế quốc tế hoá và hội nhập kinh tế thế giới.


    MỤC LỤC
    1. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là gì ?
    2. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo
    3. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    4. Tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    5. Nguồn nhân lực
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...