Luận Văn Tiền công - Thu nhập của người lao động ở DNTN trên địa bàn Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài : Tiền công - Thu nhập của người lao động ở DNTN trên địa bàn Thanh Hoá



    MỞ ĐẦU​


    Sau Đại hội lần VI của Đảng, chúng ta chủ trương thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần, và cũng từ đó nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời và phát triển góp phần thực hiện các mục tiêu cuả Nhà nước. Theo số liệu của Sở LĐTB - XH Thanh Hoá 1/2000 đã có 269 doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chiếm 54,26% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh. Tổng số vốn bình quân của những doanh nghiệp này là 4.781 triệu đồng bằng 80% tổng số vốn bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên địa bàn tỉnh. Nếu so với năm 1994 thì số DNTN đã tăng 6 lần. Hiện nay chúng ta đang tiến hành bổ sung và sửa đổi luật DNTN và luật công ty theo hướng mềm dẻo nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa thì số DNTN sẽ còn phát triển hơn. Thu hút thêm nhiều lao động. Việc bảo vệ người lao động trên các mặt, quyền lao động, lợi ích và các nguồn khác, trong đó có tiền công được pháp luật lao động điều chỉnh nhưng việc tổ chức thực hiện trong các DNNN chưa đi vào thực hiện và còn nhiều hạn chế.

    Vấn đề này đối với các DNNN trên địa bàn tỉnh đã phức tạp, đối với DNTN do những đặc trưng riêng vốn có càng phức tạp hơn.

    Đề tài này mong muốn qua phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề "Tiền công - Thu nhập của người lao động ở DNTN trên địa bàn Thanh Hoá" nhằm tạo ra qui chế thích hợp góp phần giải quyết vấn đề trên.


    Phần 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THANH HOÁ



    I-LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

    1- Khái niệm tiền công và thu nhập .

    Tiền công là một phạm trù kinh tế, là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, khi họ hoàn thành một công việc nào đó có nhiều quan niệm khác nhau về tiền công, phụ thuộc vào thời kỳ khác nhau, và góc độ nhìn khác nhau.

    Ở nước ta nói chung và thanh hóa nói riêng ở thời kỳ bao cấp, chúng ta từng quan niệm rằng "Tiền công là một bộ phận thu nhập của nền kinh tế quốc dân được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã công hiến". Theo quan niệm này, tiền công mang nặng tính chấ bao cấp bình quân, dần đều. Nó chưa đảm bảo được tính chất phân phối công theo lao động. Từ đó không khuyến khích được nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động sáng tạo của người lao động và coi nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động. Kết qủa là đã không gắn được lợi ích của người lao động với thành qủa mà họ đã sáng tạo ra, không có trách nhiệm với công việc được giao v.v .

    Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Ở đây mọi người được tự do, mua bán sức lao động của mình. Vì thế sức lao động được nhìn nhận như một hàng hóa và tiền công không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả sức lao động.

    Thật vậy, sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử dụng lao động lại có điều kiện và mong muốn sử dụng nó để tạo ra của cải vật chất, do vậy người sử dụng lao động phải trả cho người sở hữu sức lao động hay người lao động một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sử dụng sức lao động của người lao động. Về phía người lao động, họ muốn bán sức lao động để có một khoản tiền nhất định nuôi bản thân và gia đình. Vì vậy giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua bán và cái được trao đổi, mua bán ở đây là sức lao động của người lao động và số tiền màj người sử dụng lao động trả cho người lao động. Chính là giá cả của sức lao động. Hay nói khác đi tiền công chính là giá cả sức lao động.

    Điều đó có nghĩa là tiền công phải được trả theo đúng giá trị sức lao động, phải coi tiền công như một động lực thúc đẩy từng cá nhân người lao động, hăng say làm việc, nhưng phải tránh tính chất bình quân. Có thể cùng trình độ chuyên môn, cùng bậc thợ, nhưng tiền công lại rất khác nhau do hiệu qủa sản xuất khác nhau, hay do giá trị sức lao động khác nhau.

    Quan hệ điểm mới này về tiền công đã tạo cho việc trả công đúng với giá trị sức lao động, tiền tệ hóa tiền công triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả công bằng hiện vật. Đồng thời nó đã khắc phục coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia. Tiền công phải được sử dụng đúng vai trò đòn bẩy kinh tế của nó kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc.

    Tóm lại, tiền công là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó theo đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận. Sức lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả sức lao động, và người sử dụng sức lao động phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của người công nhân, cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc hại của công việc để trả công cho người lao động.

    Thu nhập là khoản tiền mà người lao động trong doanh nghiệp được người sử dụng lao động trả theo lao động và trả khoản thu thường xuyên. Tính bình quân trong tháng, trong năm bao gồm: Tiền công tiền lương, chia phần lợi nhuận, các khoản phụ cấp, những chi phí thường xuyên ổn định mà người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền xăm lốp xe . và các khoản thu khác, trong đó tiền công là một phần chủ yếu trong thu nhập.

    Như vậy tiền công, thu nhập về cơ bản đều là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, đều là giá cả của sức lao động nên nó là một khoản chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm do đó nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết qủa sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp . Tuy tiền công còn được chủ doanh nghiệp dùng như một công cụ tích cực đến người lao động. Tiền công, thu nhập gắn với qui luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền công đồng thời phần tiết kiệm do tăng năng suất lao động được dùng để tăng tiền công, tạo động lực thúc đẩy tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền công thu nhập và lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động của họ. Vì vậy trả công xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ có tác động khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâm đến kết qủa lao động của họ. Từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.

    2- Chức năng của tiền công.

    Tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ánh mối quan hệ kinh tế trong việc trả công cho người lao động, và có các chức năng sau:

    Thứ nhất: Tiền công là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, thanh toán giữa người sử dụng lao động và người lao động.

    Thứ hai: Bảo đảm qúa trình tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền công nhận được để đổi lấy các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng của người lao động.

    Thứ ba: Tiền công là một công cụ tạo động lực, kích thích người lao động tham gia vào lao động. Bởi vì, tiền công là một bộ phận của thu nhập, chi phối mức sống của người lao động và do đó nó là một công cụ trong quản
     
Đang tải...