Luận Văn Tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI:Tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam
    MỞ ĐẦUI. Lí do chọn đề tài:
    Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia biển. Biển thực sự gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước.Chẳng thế mà, từ xa xưa, ông cha ta đã nói tới vị trí to lớn của biển. Biển nước ta không chỉ rộng lớn về không gian: “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, mà còn là điều kiện để Việt Nam cùng thế giới bước vào “thế kỷ của đại dương”.Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, trung bình khoảng 100 km2
    đất liền thì có 1 km đường bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có 2773 hòn đảo lớn nhỏ các loại, với tổng diện tích 1720 km2 Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Việt Nam có thể đẩy mạnh viêc phát triển kinh tế biển - đảo một cách có hiệu quả.Kinh tế biển - đảo là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dãi đất liền bao gồm: đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến dầu, khí, công nghiệp chế biến thủy hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển - đảo, điều tra cơ bản về tài nguyên-môi trường biển-đảo. Chính vì vậy, đó là những lợi thế cho tất cả các quốc gia trên thế giới có được vùng bờ biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi nước trong đó có
    Việt Nam.Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, tức phải cạnh tranh với quốc tế để tồn tại và phát triển, so với sự phát triển của thế giới đương đại, thì cơ sở hạ tầng của các vùng biển, ven biển và hải đảo nước ta còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển còn nhỏ lẻ manh mún, các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực . Đến nay, Việt Nam chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển nối các thành phố, các khu kinh tế, khu công nghiệp. Vì vậy, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh về kinh tế biển giữa nước ta với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Với những vấn đề trên, đề tài sẽ đề cập một số nét khái quát về tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam. Từ đó, đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế biển-đảo trong thời gian tới, hầu phát huy được những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên đã ban tặng

    II. Mục đích nghiên cứu:
    - Đánh giá khái quát tiềm năng kinh tế biển - đảo Việt Nam
    - Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam
    - Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động tới quá trình phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...