Luận Văn Tiềm năng và một số giải pháp phát triển làng gỗ Đồng Kỵ- Bắc Ninh.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐÈ TÀI: Tiềm năng và một số giải pháp phát triển làng gỗ Đồng Kỵ- Bắc Ninh.

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.Lời mở đầu
    4.1 Phương pháp luận chung
    4.2 Các phương pháp cụ thể.
    CHƯƠNG 1:LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ
    Tiềm năng phát triển và thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh 5
    I. Tiềm năng làng gỗ Đồng Kỵ 5
    1, Khái quát về làng gỗ Đồng Kỵ
    2, Hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống ở Đồng Kỵ
    1.3 Thực trạng hoạt động của làng gỗ Đồng Kỵ 8
    1 Quy mô tổ chức sản xuất và tŕnh độ kỹ thuật
    2 Đội ngũ lao động và chất lượng tay nghề
    3 Thị trường tiêu thụ
    4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
    5 Làng gỗ Đồng Kỵ dưới sự tác động của kinh tế thị trường
    III. Những thuận lợi. 10
    IV.Khó khăn 10
    CHƯƠNG 2
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG KỴ

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
    I. Phương hướng phát triển làng gỗ Đồng Kỵ. .11
    KẾT LUẬN . 10
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .11
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Làng nghề truyền thống phát triển không những thúc đẩy du lịch phát triển mà c̣n góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm bớt các tệ nạn xă hội. Đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc khôi phục, bảo tồn phát triển các giá trị làng nghề.
    Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới rất nhiều làng nghề ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng đă được khôi phục và phát triển đảm bảo được đời sống, đáp ứng được mong muốn của nhân dân các làng nghề truyền thống đó là bảo tồn và phát triển tốt nghề nghiệp của cha ông trao truyền và có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của quê hương. Mặt khác, làng nghề truyền thống là một trong số những đối tượng đang được quan tâm khai thác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế góp phần xây dựng đất nước. Một trong số những làng nghề đang được quan tâm và xem xét đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ làng nghề truyền thống Đồng Kỵ. Đây là một làng nghề chuyên chế biến gỗ có từ lâu đời tại xă Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Chính từ những nguyên nhân trên đă khiến tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tiềm năng và một số giải pháp phát triển làng gỗ Đồng Kỵ- Bắc Ninh.” Đề tài này trước hết mong muốn làm phong phú thêm sự hiểu biết về một làng nghề truyền thống- làng gỗ Đồng Kỵ, đồng thời góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương.
    2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Nghiên cứu làng nghề Đồng Kỵ với tư cách là một làng nghề.
    3, Mục đích nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là t́m hiểu, đánh giá về hiện trạng của hoạt động tại làng nghề truyền thống Đồng Kỵ và khả năng thực tế cũng như triển vọng phát triển làng nghề tại đây. Từ đó, t́m giải pháp để tổ chức, khái thác, sử dụng tài nguyên này một cách hợp lư sao cho tạo ra được các sản phẩm du lịch nhằm thoả măn tối đa nhu cầu của du khách, tạo thêm doanh thu cho địa phương và góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

    4, Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành đề tài này em phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp luận chung và các phương pháp cụ thể, dưới đây là một số phương pháp chính.
    4.1 Phương pháp luận chung.
    Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lư luận của đề tài.
    4.1.Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu nh́n các sự vật hiện tượng trong một quá tŕnh h́nh thành, phát triển và tiêu vong. Nghiên cứu chúng phải đặt trong một giai đoạn lịch sử nhất định trên quan điểm kế thừa và phát triển. Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), th́ các làng nghề truyền thốngViệt Nam cũng “giương buồm tiến vào sân chơi mới”, đầy cơ hội và cũng có vô vàn những thách thức. Để sản phẩm thủ công Việt Nam có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục du khách, chúng ta cần khai thác tất cả những tiềm năng sẵn có để thúc đẩylàng nghề phát triển. Việt Nam là một nước có bề dày lịch sử với hàng ngh́n năm phát triển với những làng nghề hàng trăm năm tuổi. Tiềm năng phát triển làng nghề ở Việt Nam là rất lớn. Một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất Kinh Bắc xưa là làng gỗ Đồng Kỵ đă có hàng trăm năm phát triển với rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Ở đề tài này, tôi tập trung đi vào việc t́m hiểu và phân tích những tiềm năng của làng gỗ Đồng Kỵ. Để có thể khai thác làng nghề này một cách hợp lư và có hiệu quả chúng ta cần đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Chính v́ vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu dựa trên lư luận của chủ nghĩa lịch sử để đề tài mang tính khoa học và logic.
    4.1.2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
    Chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu nh́n các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ qua lại với nhau. Tức mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách độc lập tách rời mà luôn luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu chúng phải đặt trong một môi trường xác định. Khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xă hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế xă hội đang vận động biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.
    Trong nghiên cứu này tôi cũng xem xét các đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng tác với sự vận động biến đổi không ngừng của điều kiện kinh tế văn hoá xă hội địa phương và đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

    CHƯƠNG 1:LÀNG GỖ ĐỒNG KỴ
     
Đang tải...