Thạc Sĩ Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    ​​
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Du lịch sinh thái là một trào lưu mới đang thu hút du khách các nơi trên thế giới, sống giữa một nền văn minh công nghiệp, với những tiếng ồn và khói bụi, cộng với nhịp độ sống cao, con người bỗng cảm thấy thiếu một khoảng trời xanh với bầu không khí trong lành Nắm bắt được nhu cầu đó các hãng lữ hành trên thế giới đã và đang xây dựng các chương trình du lịch sinh thái để thu hút du khách.
    Chỉ tính riêng Vườn Quốc Gia của Mỹ hàng năm đón 270 triệu du khách, của Canada đón 30 triệu với doanh thu hàng chục tỉ USD, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà du lịch sinh thái còn có tầm quan trọng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng do du lịch sinh thái mang lại nên Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002 làm năm Quốc tế về Du Lịch Sinh Thái.
    Tự hào về đất nước Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được phân bố hài hòa, hợp lý giữa các miền, các khu vực là tiềm năng lớn của đời sống kinh tế xã hội vào trào lưu và nhu cầu trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, du lịch sinh thái đang là một lĩnh vực mới và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái ra đời. Du khách nước ngoài tìm đến Việt Nam nhằm tìm đến với thiên nhiên, cây cỏ với đời sống dân dã vốn xa lạ với nếp sống công nghiệp của người Tây phương.
    Bên cạnh thành công là thu hút được lượng du khách nước ngoài và khách du
    lịch trong nước đến với du lịch sinh thái ngày càng tăng cũng đã nảy sinh những vấn đề mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm và định hướng như:
    - Chúng ta chưa hoạch định được chiến lược phát triển lâu dài và hoạt động mang tính khả thi.
    - Bên cạnh việc khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên chúng ta chưa có kế hoạch tôn tạo và bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên đó.
    - Chúng ta chưa định hướng được thế mạnh của tài nguyên sinh thái để khai thác nhằm đem lại hiệu quả cao.
    Là sinh viên đang học tập, nghiên cứu và công tác trong ngành du lịch ,tôi
    nhận thấy với Việt Nam du lịch sinh thái hiện nay đang là thế mạnh của ngành kinh doanh du lịch. Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu để khai thác thế mạnh của du lịch sinh thái nhằm cống hiến một phần kiến thức để đóng góp cho việc phát triển ngành du lịch đó là mục đích và lý do tôi lựa chọn đề tài này.
    Đề tài: TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DL SINH THÁI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Cho đến nay, trên thế giới vẫn còn nhiều ý kiến và tranh luận về khái niệm của du lịch sinh thái. Ngay cả ở Việt Nam, khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn chưa được rõ nét. Trong thực tế, tuyến điểm du lịch sinh thái và chương trình du lịch sinh thái vẫn đang diễn ra theo 2 chiều hướng tích cực cũng như tiêu cực đến môi trường. Vậy thực chất du lịch sinh thái là gì? Du lịch sinh thái có vai trò như thế nào trong ngành du lịch cũng như định hướng phát triển bền vững của Việt Nam nhất là Du lịch sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long? Lý do nào dẫn đến việc đi sâu nghiên cứu tiềm năng định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long:
    - Là nơi thiên nhiên ưu đãi, cây trái phát triển quanh năm và là vựa lúa nổi tiếng, nơi cung cấp các nông sản phẩm cho cả khu vực phía nam và cả nước.
    - Là nơi đời sống của người dân gắn liền với thiên nhiên và lợi ích từ thiên nhiên.
    - Môi trường thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với môi trường chung của cả khu vực phía Nam do qui mô và vị trí địa lý đặc biệt của nó.
    - Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về Quốc phòng.
    3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 Quan điểm nghiên cứu:
    3.1.1 Quan điểm hệ thống:
    Là một quan điểm mà các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái nói riêng khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề cụ thể nào đó cần đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề. Theo quan điểm này, du lịch sinh thái được coi như một hệ thống cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất như: phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hoá, công trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và điều hành
    Ưu điểm của quan điểm này là giúp cho các nhà nghiên cứu luôn nhìn nhận
    các đối tượng trong các mối quan hệ đa phương và tránh được các sai sót đáng tiếc trong khi nghiên cứu.
    3.1.2 Quan điểm tổng hợp:
    Cùng với quan điểm hệ thống thì quan điểm tổng hợp là một trong những quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Quan điểm này chỉ đạo các nhà nghiên cứu đặt các vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong mối liên hệ với các ngành khác. Điều này còn được sử dụng triệt để hơn nữa trong nghiên cứu du lịch sinh thái do đặc điểm của du lịch sinh thái phải gắn chặt tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các thành phần tự nhiên, kinh tế xã hội vừa là khách thể vừa là chủ thể trong du lịch sinh thái luôn có mối tương quan và tác động chi phối lẫn nhau.
    Ưu điểm của quan điểm này là giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn và giải quyết vấn đề một cách khách quan và đúng đắn.
    3.1.3 Quan điểm lịch sử và dự báo:
    Với các quy hoạch tổng thể về du lịch đã có, hầu hết các điểm du lịch và nhiều tuyến du lịch đã được khai thác. Do đó khi nghiên cứu về du lịch sinh thái, chúng ta cần tiếp tục kế thừa các thành quả và từ đó có những nhận định, đề xuất biện pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái đúng hướng.
    3.2 Phương pháp nghiên cứu :
    3.2.1 Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu:
    Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề có liên quan và xử lý chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận. Các tư liệu có được trong luận văn này gồm các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo và trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo giấy, website, báo điện tử, tạp chí
    Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhưng vẫn giúp có được tầm nhìn khái quát các vấn đề nghiên cứu.
    3.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống:
    Phương pháp này nghiên cứu các cơ chế hoạt động, mối quan hệ tương tác
    giữa các thành phần bên trong cũng như giữa hệ thống với môi trường xung quanh.
    3.2.3 Phương pháp nghiên cứu thực địa:
    Phương pháp này là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu
    du lịch. Phương pháp này giúp có được các thông tin thực tế đối chiếu, bổ sung các thông tin mà các phương pháp khác không cung cấp được hoặc cung cấp chưa chính xác.
    3.2.4 Phương pháp bản đồ - sơ đồ:
    Phương pháp này giúp xây dựng hình ảnh không gian của hệ thống tuyến điểm, minh họa nội dung.
    3.2.5 Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học:
    Phương pháp này sử dụng các công cụ tin học như máy tính, các phần mềm tin học là các công cụ được sử dụng để xử lý hình ảnh, truy cập Internet và hoàn thành luận văn này.
    4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
    Đề tài này chọn Đồng bằng sông Cửu Long là điểm nghiên cứu do tính chất đặc thù của môi trường thiên nhiên nơi đây và ý nghĩa quan trọng của việc phát triển kinh tế xã hội phục vụ nâng cao đời sống văn hóa và kinh tế của người dân vốn còn thấp so với cả nước. Việc phát triển du lịch bền vững nơi đây sẽ tạo ra một bộ mặt mới cho toàn cảnh kinh tế Việt Nam, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng to lớn của đất nước. Phát triển du lịch bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long còn góp phần tạo lợi thế cạnh tranh du lịch cho Việt Nam so với các nước trong khu vực vốn đã tiên phong hay đã tập trung vào vào các lĩnh vực mà Việt Nam khó cạnh tranh ít nhất là trong tương lai gần như mua sắm, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...