Luận Văn Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài
    Hiện nay, tại Việt Nam, việc du học từ bậc phổ thông trung học đến đại học, sau đại học ở thủ đô Hà Nội hay các thành phố lớn như Hồ Chí Minh đã không còn quá xa lạ hoặc hiếm hoi. Có trường hợp do nhận được học bổng, cũng có trường hợp du học tự túc. Khi du học, học sinh sinh viên đều có chung mong muốn là tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiệu quả từ các nước phát triển, để trang bị hành tranh kiến thức bổ ích cho công việc tương lai. Những học sinh sinh viên đó thật may mắn. Bên cạnh những người may mắn cũng có những người kém may mắn hơn. Họ vì nhiều lý do khác nhau mà không thực hiện được ước mơ của mình, trong đó có một lý do nổi bật là điều kiện về tài chính. Đó là lý do mà các ngân hàng thương mại cho ra đời sản phẩm cho vay du học, nhằm giúp những gia đình điều kiện kinh tế khá giả có mong muốn cho con em du học nhưng muốn được hỗ trợ tài chính toàn bộ hoặc một phần. Lợi ích của sản phẩm cho vay du học không chỉ giúp cho bản thân học sinh sinh viên có một cơ hội phát triển, còn gián tiếp giúp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia qua việc các du học sinh trở về nước ứng dụng những kiến thức tiếp thu được ở nước ngoài vào công việc.
    Tại thành phố Long Xuyên, có tổng cộng sáu trường trường phổ thông trung học và một trường đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sinh viên du học bậc đại học, sau đại học rất thấp. Với thời đại của Internet, việc tiếp cận với những thông tin du học tương đối dễ dàng. Nhưng việc du học bằng học bổng hay tự túc đã hiếm, mà vay đi du học lại càng hiếm hoi hơn nữa. Một số gia đình muốn cho con em du học nhưng lại ngại chuyện tiền bạc, thủ tục, giấy tờ nên lại thôi mà chấp nhận chọn một trường trong nước với lý do an toàn và rẻ hơn. Vì vậy, mặc dù một số ngân hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên đã có sản phẩm cho vay du học nhưng vẫn ì ạch nằm trên bàn giấy, chưa thể đưa đến tận tay những người có nhu cầu thực sự. Tại sao lại như vậy? Có phải do nhu cầu chưa đủ lớn hay việc giới thiệu sản phẩm của ngân hàng không được tốt, hay do tâm lý ngại việc vay nợ
    Từ sự đánh giá chủ quan của bản thân, tôi đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu” với mong muốn tìm hiểm kỹ hơn liệu có nhu cầu vay du học hay không? Nếu có thì độ lớn của thị trường khoảng bao nhiêu? Kết quả nghiên cứu có thể phần nào giúp ngân hàng có chiến lược tốt hơn đối với sản phẩm cho vay du học. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng có thể đa dạng hoá sản phẩm, mà còn có thể giúp cho những người có mong muốn tiếp cận với nền giáo dục tại những trường đại học danh tiếng nước ngoài có cơ hội du học, mà không quá bận tâm về vấn đề tài chính.
    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu
    ã Nhu cầu vay đi du học của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Thoại Ngọc Hầu niên học 2007-2008 có hay không? Nếu có thì mức cầu khoảng bao nhiêu?
    ã Tại sao những học sinh và phụ huynh học sinh này lại không mặn mà trong việc sử dụng sản phẩm cho vay du học của ngân hàng?

    MỤC LỤC
    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1 Cơ sở chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1
    1.2.1 Mục tiêu 1
    1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
    1.3. Ý nghĩa đề tài 2
    1.4 Nội dung của khoá luận 2

    Chương 2
    HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC
    TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
    2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học 3
    2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên 5
    2.3 Tóm tắt 5

    Chương 3
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm 6
    3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng 11
    3.3 Mô hình nghiên cứu 12
    3.4 Tóm tắt 13

    Chương 4
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1 Phương pháp nghiên cứu 14
    4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài 14
    4.2.1 Dữ liệu thứ cấp 14
    4.2.2 Dữ liệu sơ cấp 14
    4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo 15
    4.4 Thiết kế nghiên cứu 15
    4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 15
    4.4.2 Nghiên cứu chính thức 15
    4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn 16
    4.6 Bảng câu hỏi 16
    4.7 Mẫu 17
    4.7.1 Chọn mẫu 17
    4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 17
    4.8 Thống kê mẫu 18

    Chương 5
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    5.1 Báo cáo kết quả điều tra 19
    5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn 19
    5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh 26
    5.1.3 Báo cáo cuộc điều tra phỏng vấn phụ huynh 32
    5.1.4 Ước lượng mức cầu 36
    5.2 Tóm tắt 38

    Chương 6
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1 Kết luận 39
    6.1.1 Tổng quát 39
    6.1.2 Kết quả chính của nghiên cứu
    6.2 Kiến nghị 40
    6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...