Luận Văn Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương việt nam – chlb đức và các giải pháp t

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức. 3
    1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. 3
    1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước. 3
    1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. 4
    1.2. Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức là xu thế tất yếu. 9
    1.2.1. Vài nét lịch sử về nền kinh tế CHLB Đức. 9
    1.2.2. Xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức. 13
    1.3. Những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – CHLB Đức. 15
    1.3.1. Những cơ sở chung cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU. 15
    1.3.2. Những cơ sở riêng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – CHLB Đức. 17
    Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức giai đoạn 2005 - nay. 20
    2.1. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – CHLB Đức. 20
    2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. 20
    2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. 21
    2.1.3. Một số nhận xét, đánh giá chung. 24
    2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. 26
    2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. 26
    2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của CHLB Đức tại Việt Nam. 30
    2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại CHLB Đức. 33
    2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung. 38
    2.3. Một số vấn đề về hợp tác phát triển toàn diện. 40
    2.3.1. Viện trợ ODA của CHLB Đức tại Việt Nam. 40
    2.3.2. Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực. 42
    2.4. Những tác động của quan hệ thương mại và đầu tư với CHLB Đức tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 46
    2.4.1. Tác động tương hỗ thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. 46
    2.4.2. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. 49
    2.4.3. Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 50
    2.4.4. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục. 51
    Chương 3. Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. 53
    3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước trong thời gian tới. 53
    3.1.1. Những quan điểm cơ bản. 53
    3.1.2. Những mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia trong thời gian tới. 54
    3.2. Một số giải pháp từ phía Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước. 58
    3.2.1. Những giải pháp, chính sách vĩ mô. 58
    3.2.2. Những giải pháp, chính sách vi mô. 63
    3.2.3. Một số giải pháp khác. 67
    Kết luận 69
    Tài liệu tham khảo 70
    Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu định hình nên nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam – một quốc gia đang phát triển đã có những bước đi mạnh mẽ và dần dần hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế toàn cầu. Điều đó đang tạo đà thúc đẩy cho Việt Nam đạt được mức tăng trưởng kinh tế vô cùng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân mỗi người đạt 1.400 USD/năm (số liệu từ Tổng cục thống kê công bố ngày 29/12/2011). Đóng góp vào sự phát triển đầy ấn tượng đó thì không thể không kể đến mối quan hệ thương mại, đầu tư với liên minh châu Âu (EU), một đối quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trong số 27 quốc gia thành viên EU thì không thể không nhắc tới nền kinh tế lớn nhất khu vực, đó là Cộng Hòa Liên Bang (CHLB) Đức. Có thể nói CHLB Đức là quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và ổn định nhất EU từ trước tới nay. Chính vì vậy, Việt Nam luôn luôn coi trọng tiềm năng phát triển quan hệ thương mại với CHLB Đức, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn những tàn dư và khủng khoảng nợ công châu Âu đang diễn ra chưa có hồi kết thì việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với những nước như CHLB Đức đang ngày càng trở nên quan trọng và mang tính chiến lược đối với Việt Nam. Chính vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài “Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy” nhằm làm rõ thêm tầm quan trọng của đối tác kinh tế lớn mạnh nhất châu Âu này với Việt Nam.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Bài khóa luận nhằm làm rõ lịch sử phát triển, thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển trong quan hệ hai nước và kiến nghị một số giải pháp từ phía Việt Nam nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác với CHLB Đức.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    Bài khóa luận đi sâu, tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. Ngoài ra còn nghiên cứu các mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện trong các lĩnh vực giữa hai nước như viện trợ phát triển (ODA), hợp tác khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa, giáo dục
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh, phương pháp quy nạp.
    5. Cấu trúc khóa luận.
    Chương 1: Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức.
    Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức từ 2005 – nay.
    Chương 3: Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – Đức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...