Luận Văn Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại quần thể di tích Phủ Dầy

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do lựa chọn đề tài
    Ở nước ta du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều hoạt động khai thác tiềm năng của các hệ địa sinh thái khác nhau trên khắp đất nước. Sự phong phú đa dạng của các hình thức du lịch được thể hiện từ thăm quan các thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần tự nhiên, xã hội để nghỉ dưỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ, đến du lịch cưỡi thú lớn. Quá trình phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch đã tạo khả năng to lớn của các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
    Đặc biệt trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào náo nhiệt với những toà nhà cao tầng che khuất tầm nhìn của con người thì khách du lịch có xu hướng đến với những miền quê để được hoà mình vào cuộc sống của người dân với những phong tục tập quán mang đậm tính truyền thống và tính địa phương, được hiểu thêm về những kiến thức lịch sử, kiến trúc mỹ thuật ở mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung, được hoà minh với thiên nhiên trong lành với vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo tín ngưỡng và gắn với nó là các lễ hội truyền thống độc đáo. Do vậy việc tìm hiểu khai thác các giá trị văn hoá lịch sử của các di tích ở mỗi vùng quê có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch
    Nam Định là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng và vùng du lịch Bắc Bộ cách thủ dô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam có tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến quốc lộ 10, 21 chạy qua nối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) và khu du lịch Hạ Long cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ : Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Ninh Cơ. Do đó Nam Định có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong cả nước và quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi hào phóng đã dành cho Nam Định những cánh đồng thẳng cánh cò bay những dòng sông đỏ nặng phù sa bên những làng quê trù phú. Bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long còn hồn nhiên với dáng vẻ hoang sơ và bầu không khí mát lành, có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú với nhiều loại động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế và là nơi dừng chân của các loài chim di trú từ Phương Bắc. Không những thế Nam Định còn là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều nhà Trần - một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Con người Nam Định tài hoa thông minh, cần cù, dũng cảm với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa người dân Nam Định đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.Các quần thể di tích với nét kiến trúc tinh sảo độc đáo: Đền Trần,Chùa Tháp, Chùa Keo, Chùa Cổ Lễ. và nơi đây còn có quần thể di tích Phủ Dầy với những công trình mang đậm phong cách thời Nguyễn gắn liền với nó là lễ hội dân gian truyền thống đã thu hút đông đảo khách thập phương. Ngoài ra còn có các làng nghề thủ công truyền thống (làng hoa cây cảnh Vị Khê, làng chạm gỗ La Xuyên, làng rèn Vân Chàng. ) là minh chứng cho quá trình phát triển lâu dài của Nam Định.
    Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú Nam Định có điều kiện trở thành một địa danh du lịch có sức hút lớn đối với du khách bởi nhiều loại hình du lịch : Du lịch sinh thái, du lịch biển đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch tâm linh gắn liền với việc tham quan tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá dân gian, các di tich lịch sử lễ hội
    Tuy nhiên thực trạng phát triển về du lịch của Nam Định trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên sẵn có, đầu tư còn hạn chế và mang tính tự phát nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Do đó là một người con của đất Nam Định lại học ngành văn hoá du lịch vậy người viết chọn đề tài “tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại quần thể di tích Phủ Dầy ’’ với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khai thác các giá trị văn hoá phong phú của di tích Phủ Dầy vào phát triển du lịch
    2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
    Mục đích của đề tài là bước đầu tìm hiểu nghiên cứu và tiến tới đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hoá và thực trạng khai thác loại hình du lịch này tại quần thể di tích Phủ Dầy từ đó xây dựng và đưa ra các luận cứ khoa học để chính quyền các cấp, các ngành tham khảo trong việc khai thác các giá trị lịch sử, văn hoá phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của địa phương nói chung và cả tỉnh Nam Định nói riêng
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố về lịch sử hình thành,giá trị kiến trúc và lễ hội Phủ Dầy có giá trị phục vụ cho việc phát triển du lịch của Nam Định và đối với người dân địa phương
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    -Khoá luận xem xét giá trị lịch sử, văn hoá của di tích Phủ Dầy có thể khai thác phục vụ du lịch
    -Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích Phủ Dầy
    -Trong phạm vi hạn hẹp của người làm khoá luận tốt nghiệp người viết chỉ đưa ra những vấn đề mang tính cơ bản nhất như một ý kiến tham khảo cho công cuộc xây dựng và phát triển loại hình du lịch văn hoá ở Phủ Dầy nói riêng và Nam Định nói chung.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành khoá lụân này, người viết đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
    Tiến hành thu thập tài liệu trên sách báo, internet, tại địa phương cũng như phòng văn hoá huyện Vụ Bản, Ban quản lý di tích Phủ Dầy. Từ đó tổng hợp nghiên cứu, xử lý và đưa ra mối liên hệ giữa các thành phần của hệ thống để từ đó sử dụng làm tư liệu cho bài viết của mình.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
    Sử dụng phương pháp này nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu đồng thời kiểm tra và thu thập số liệu còn thiếu để đưa vào bài khóa luận
    4.3. Phương pháp khảo sát thực tế
    Trong quá trình làm khóa luận người viết đã đi khảo sát thực tế đến quần thể di tích Phủ Dầy tìm hiểu, chụp ảnh, và tiến hành phỏng vấn các vị thủ nhang, người dân và một số cụ già cao tuỏi
    5. Bố cục khóa luận
    Khóa luận gồm có 3 chương:
    Chương1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và tổng quan du lịch- mối quan hệ của chúng trong sự phát triển du lịch hiện nay
    Chương2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại quần thể di tích Phủ Dầy
    Chương3: Đề xuất một số giải pháp để quần thể di tích Phủ Dầy thực sự là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...