Luận Văn Tiềm năng phát triển du lịch huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Du lịch đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của
    con người, du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà nó còn góp phần nâng
    cao đới sống văn hoá tinh thần cho con người, tạo ra cầu nối hữu nghị mở
    rộng hợp tác, đẩy mạnh giao lưu tăng cường khả năng hội nhập giữa các quốc
    gia với nhau. Vì vậy Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn, năng động nhất
    trên thế giới .
    Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam cũng đang
    trên đà thăng tiến. Hình ảnh của Việt Nam đã trở thành điểm đến an toàn, thân
    thiện trong con mắt của khách du lịch.Với phương châm “muốn làm bạn với
    tất cả các nước” Việt Nam được coi là điểm đến của thiên niên kỷ mới, ngày
    càng là điểm du lịch quyến rũ tiềm ẩn đối với du khách quốc tế. Đang tạo thế
    và lực mới cho du lịch Việt Nam phát triển vững chắc hơn trong thế kỷ XXI.
    Bình Giang là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đây
    là một vùng đất có bề dày lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của
    dân tộc. Bình Giang được biết đến là một vùng đất hiếu học, được coi là “lò
    tiến sĩ sứ Đông”của dân tộc Việt Nam. Gắn liền với tên tuổi của các bậc danh
    nhân của dân tộc như: Tả tướng quân Vũ Nạp, Trạng vật Vũ Phong,Ttrạng cờ
    Vũ huyên, Trạng toán Vũ Hữu, Tiến sĩ Lê Cảnh Tuân Với vị trí thuận lợi
    gần với thủ đô Hà Nội, cách trung tâm du lịch lớn: Hải Phòng, Quảng Ninh
    không xa, đây là một lợi thế để huyện phát triển du lịch, hơn nữa nơi đây có
    phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vùng quê đồng bằng bắc bộ với giếng
    nước, gốc đa, sân đình và xa xa là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay,
    đang đung đưa trước gió với màu xanh mướt của lúa thời con gái,màu vàng
    óng ả của lúa đương chín trong ánh chiều về rất thích hợp cho du lịch tham
    quan,du lịch đồng quê. Bên cạnh đó mảnh đất Bình Giang còn có tiềm năng
    phát triển du lịch văn hoá với hệ thống dày đặc các di tích lịch lịch sử văn
    hoá, nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm màu sắc cổ truyền dân tộc. Nơi
    đây còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán đẹp, các làng nghề thủ công
    truyền thống, các kho tàng văn hoá dân gian. Đây là nguồn lực và là thế mạnh
    để phát triển du lịch ở huyện Bình Giang. Tuy nhiên hiện nay phát triển du
    lịch của huyện chưa thực sự phát triển, các điểm được khai thác còn nhiều bất
    cập, còn tự phát phát triển không có quy hoạch, chưa có kiểm soát quản lý của
    chính quyền địa phương. Hơn nữa, thông qua bài viết này tác giả muốn quảng
    bá hình ảnh vùng đất và con người Bình Giang tới mọi người, tác giả cũng
    mong muốn qua bài viết này có thể giúp ích phần nào cho việc định hướng
    phát triển du lịch của huyện. Xuất phát từ những lý do đó tác giả đã chọn đề
    tài “Tiềm năng phát triển du lịch huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương” để làm
    đề tài khoá luận tốt nghiệp.
    2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Mục đích
    Tìm ra tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và nhân văn của huyện nhằm
    thay đổi kinh tế cũng như thúc đẩy nghành du lịch của huyện nói riêng và của
    tỉnh nói chung,từng bước phát triển hoà nhập với tiền trình phát triển du lịch
    chung của cả nước .
    Trên cơ sở tìm hiểu phân tích tiềm năng du lịch và đưa ra các giải pháp,
    các định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện nhằm tạo ra một số sản
    phẩm du lịch độc đáo có sức hút mạnh mẽ đối với du khách, đóng góp vào sự
    phát triển du lịch của tỉnh.
    Nhiệm vụ
    Tổng quan cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch
    Nghiên cứu phân tích các tiềm năng để phát triển du lịch huyện
    Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển du lịch
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Bình Giang
    Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ lãnh thổ hành chính của huyện Bình Giang.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khảo sát thực địa tại địa bàn huyện,những kết quả điều tra thực địa là cơ
    sở để đánh giá ban đầu và thẩm định lại một số nhận định trong quá trình
    nghiên cứu .
    Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: sau khi thu thập được các số liệu
    từ thực tế, từ các nguồn khác nhau đã tiến hành xử lý số liệu.
    5. Nguồn tư liệu sử dụng trong khoá luận
    Khoá luận đã sử dụng nguồn tư liệu bao gồm: các tư liệu của phòng văn
    hoá thông tin huyện Bình Giang, phòng thống kê huyện Bình giang, tài liệu
    sách báo, tạp chí quan trọng hơn là những tư liệu trong quá trình khảo sát
    thực tế của tác giả.
    6. Kết cấu của luận văn
    Chương I: Cơ sở lý luận chung
    Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch huyện Bình Giang
    Chương III: Định hướng và một số giải pháp để phát triển du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...