Luận Văn Tiềm năng khai thác nước dưới đất tại các kiểu phân đới thủy hóa đặc trưng khu vực Thành Phố Hồ Chí

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Thuỷ hoá là một chuyên ngành của địa chất thủy văn (ĐCTV), một trong
    những nội dung được quan tâm là quy luật phân đới thuỷ hoá của hệ thống nước dưới đất.
    Trong những vùng có chất lượng NDĐ biến đổi theo không gian và thời gian thì việc nghiên
    cứu phân đới là vấn đề quan tâm nhất trong thăm dò đánh giá trữ lượng. Bài báo sử dụng
    những số liệu nghiên cứu đã có để xác định các kiểu phân đới thuỷ hoá đặc trưng ở TP.HCM
    và các vùng lân cận, trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ tiềm năng khai thác NDĐ trong những khu
    vực liên quan đến từng kiểu phân đới thuỷ hoá.
    Từ khóa: Phân đới thủy hóa, tìm năng khai thác, nước dưới đất, nguồn gốc, thuận,
    nghịch, phức tạp.
    1. MỞ ĐẦU
    Đặc điểm thuỷ hoá của hệ thống nước dưới đất (NDĐ) là một trong những lĩnh vực nghiên
    cứu chính của địa chất thuỷ văn khu vực. Ngoài việc giải quyết những vấn đề chuyên môn, thì
    đây là nguồn thông tin cần thiết cho việc đánh giá trữ lượng và nghiên cứu nguồn gốc của
    NDĐ. Đặc biệt, đối với các vùng mỏ NDĐ ven biển hoặc có nhiều tầng chứa nước có ranh
    mặn đan xen như ở Đồng bằng Nam bộ. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là khu vực có
    đầy đủ các yếu tố tự nhiên vừa nêu và cũng là nơi có số lượng tài liệu nghiên cứu liên quan rất
    phong phú. Bài báo này sẽ sử dụng những kết quả nghiên cứu đã có nhằm xác định kiểu phân
    đới thuỷ hoá đặc trưng ở TP.HCM và mối liên quan đến tiềm năng khai thác NDĐ.
    2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Lịch sử nghiên cứu thuỷ hoá ở TP.HCM đã có từ lâu do các tác giả người Pháp sau đó
    được các tác giả ở phía Nam (trước 1975) tiếp tục nghiên cứu thêm. Các kết quả đạt được chỉ
    mang tính học thuật vì chưa được ứng dụng nhiều trong khai thác NDĐ. Đáng chú ý nhất trong
    giai đoạn này là kết quả khảo sát đánh giá trữ lượng mỏ nước Hóc Môn do người Nhật thực
    hiện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh nên kế hoạch bị huỷ bỏ nhưng đây là tiền đề
    cho việc thực hiện Nhà máy nước ngầm Hóc Môn hiện nay. Bằng các tuyến đo sâu điện với
    khoảng 50 điểm, người Nhật đã đủ cơ sở khoa học phân chia được ba kiểu phân đới thuỷ hoá
    đặc trưng chỉ đạo cho việc thiết kế bãi giếng khai thác NDĐ ở Hóc Môn đó là:
    - Kiểu 1: khu vực có tất cả các tầng chứa nước đều nhạt.
    - Kiểu 2: khu vực có các tầng chứa nước dưới sâu mặn.
    - Kiểu 3: khu vực có các tầng chứa nước phía trên mặn.
    Kết quả này, cho đến nay ngày càng được chứng tỏ tính chính xác và là tài liệu tham khảo
    quý báu cho công tác đo sâu điện nói riêng và ĐCTV nói chung.
    Nghiên cứu ĐCTV có hệ thống nhất là từ sau năm 1975, với việc ra đời của loạt bản đồ
    địa chất thuỷ văn tỉ lệ 1/50.000 do KS. Đoàn Văn Tín chủ trì (1989) trong đó có tờ bản đồ thuỷ
    hoá. Cho đến nay đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu khác bổ sung thêm nhiều thông tin
    giúp cho nghiên cứu về quy luật phân đới thuỷ hoá của hệ thống NDĐ ở TP.HCM càng có độ
    tin cậy hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...