Luận Văn Tiềm năng, hiện trạng, giải pháp phát triển du lịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . . 1
    Chương I: Một số lý luận về phát triển du lịch. 4
    1.1. Định nghĩa du lịch . 4
    1.2. Tài nguyên du lịch và đặc điểm tài nguyên du lịch (TNDL). . 4
    1.2.1. Tài nguyên du lịch. . 4
    1.2.2. Đặc điểm TNDL. . 5
    1.2.3. Phân loại TNDL. . 5
    1.3. Điểm, tuyến du lịch. . 7
    1.3.1. Điểm du lịch. . 7
    1.3.2. Tuyến du lịch. . 7
    1.4. Tác động qua lại giữa du lịch với các lĩnh vực khác. . 8
    1.4.1. Du lịch và văn hóa, xã hội. . 8
    1.4.2. Du lịch và môi trường. . 9
    1.4.3. Du lịch và kinh tế. 9
    1.4.4. Du lịch và hòa bình, chính trị. 10
    1.5. Các xu hướng phát triển du lịch hiện nay. . 10
    1.5.1. Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng. 10
    1.5.2. Xã hội hóa thành phần du khách. . 11
    1.5.3. Mở rộng địa bàn. 11
    1.5.4. Kéo dài mùa vụ du lịch. . 12
    1.5.5. Liên kết hợp tác. . 12
    1.6. Chủ trương của Đảng, Nhà Nước về phát triển du lịch. . 12
    Chương II: Giới thiệu về huyện Tiên Lãng và tài nguyên du lịch huyện Tiên
    Lãng . . 15
    2.1. Một số nét về thành phố Hải Phòng. . 15
    2.1.1. Về địa lý, kinh tế, xã hội. 15
    2.1.2. Về du lịch. . 16
    2.2. Giới thiệu về huyện Tiên Lãng. . 17
    2.2.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội . . 17
    2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển. . 21
    2.3. Tài nguyên du lịch huyện Tiên Lãng. . 22
    2.3.1. Tài nguyên du lịch Nhân văn. . 23
    2.3.2. Tài nguyên du lịch Tự nhiên . 40
    2.4. Đánh giá chung tài nguyên du lịch huyện Tiên Lãng. . 45
    Chương III: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng. . 46
    3.1. Số lượng khách đến Tiên Lãng. . 46
    3.2. Các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch. . 48
    3.2.1. Dịch vụ lưu trú. . 48
    3.2.2. Dịch vụ ăn uống. 48
    3.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 49
    3.3. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. 50
    3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại một số điểm du lịch tiêu biểu. 50
    3.4.1. Đền Gắm. . 50
    3.4.2. Làng nghề dệt chiếu Lật Dương . 51
    2.4.3. Khu du lịch suối khoáng. 52
    2.4.4. Đền Hà Đới và Lễ hội chợ Giải. 53
    2.4.5. Khu nghỉ mát rừng thông và bãi biển Vinh Quang . . 54
    3.5. Đánh giá chung việc khai thác tiềm năng du lịch huyện Tiên Lãng. 55
    3.5.1. Những cố gắng bước đầu. . 55
    3.5.2. Những tồn tại cần khắc phục. . 55
    Chương IV: Giải pháp phát triển du lịch huyện Tiên Lãng . 56
    4.1. Định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng
    . 56
    4.1.1. Định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng. 56
    4.1.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Tiên Lãng. . 57
    4.2. Giải pháp phát triển du lịch huyện Tiên Lãng. 59
    4.2.1. Xây dựng quy hoạch và xác định trọng điểm phát triển du lịch trên
    địa bàn huyện Tiên Lãng. 59
    4.2.2. Tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
    nhằm khai thác có hiệu quả hơn ở các điểm du lịch. . 63
    4.2.3. Tiếp tục tu bổ, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch. . 63
    4.2.4. Xây dựng mới và liên kết tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn. 64
    4.2.5. Đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên phục vụ du lịch. 66
    4.2.6. Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về du lịch. 67
    4.3. Kiến nghị 68
    Phần Kết Luận . 69




    Tiềm năng, hiện trạng, giải pháp phát triển du lịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết phát triển du lịch huyện Tiên Lãng và lý do chọn đề tài.
    Từ sau Đại hội VI đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã không ngừng phát
    triển và trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh
    tế cao góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước và là đòn bẩy thúc đẩy
    sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Với chính
    sách mở cửa: “ Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước theo tinh thần
    hợp tác, hữu nghị, hai bên cùng có lợi”, du lịch nước ta có nhiều khởi sắc, từng
    bước phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và
    quốc tế.
    Trong Luật du lịch, chương I “Những quy định chung”, điều 5, mục 1,
    khẳng định: “phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoach, bảo đảm hài
    hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo
    hướng du lịch văn hóa- lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá
    trị của tài nguyên du lịch”. Tuy nhiên trong những năm gần đây thực trạng phát
    triển du lịch đất nước có nhiều bất cập. Khai thác tài nguyên du lịch còn bừa bãi,
    lãng phí, không chú trọng đến yếu tố bền vững của tài nguyên du lịch, hoạt động
    tổ chức tuyên truyền thiếu chuyên nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của khách
    du lịch. Trong nền kinh tế thị trường nhiều nhà kinh doanh du lịch mải chạy theo
    lợi nhuận trước mắt tìm cách khai thác tối đa các thắng cảnh, di tích lịch sử văn
    hóa, khu nghỉ mát làm cho những nơi này nhanh chóng bị xuống cấp, môi
    trường bị hủy hoại, nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống bị mai một
    dần, có nguy cơ bị mất hẳn nhiều thói hư tật xấu phát triển, nhiều tệ nạn xã hội
    đang xói mòn các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.
    Hải Phòng là thành phố có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du
    lịch của đất nước, là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Cùng với
    những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, những cảnh đẹp thiên tạo, các di
    tích lịch sử văn hóa, các lễ hội dân tộc, làng nghề truyền thống đã khiến Hải
    Phòng trở thành thành phố có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.
    Nhắc đến du lịch Hải Phòng thì không thể không nhắc đến Tiên Lãng, một
    huyện phía tây nam thành phố- nơi có tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn.
    Tiên Lãng có hơn 100 di tích lịch sử văn hóa, trong số này có 16 di tích xếp
    hạng cấp tỉnh, 4 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Gắn liền với các di tích lịch sử
    văn hóa là các lễ hội dân gian độc đáo: lễ hội chợ Giải, hội vật ở Tiên Thanh, tục
    đánh pháo đất ở làng Phương Lai và trò nhẩy phỗng ở làng Phú Xuân, xã Cấp
    Tiến các làng nghề truyền thống: làng nghề dệt chiếu Lật Dương, xã Quang
    Phục, làng nghề Sinh Đan, xã Tiên Cường. Và đặc biệt là khu nghỉ mát rừng
    thông, bãi biển Vinh Quang và khu du lịch suối khoáng Phú Vinh. Khi đời sống
    nâng cao nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch và tìm hiểu các giá trị văn hóa
    truyền thống là không thể thiếu. Đã từ lâu, ý tưởng phát triển du lịch huyện Tiên
    Lãng đã được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm, mong mỏi.Tuy nhiên
    hoạt động phát triển du lịch Hải Phòng nói chung và huyện Tiên Lãng nói riêng
    còn nhiều bất cập, mang tính không chuyên nghiệp, công tác tuyên truyền quảng
    bá chưa tốt dẫn đến chưa thu hút đông đảo khách du lịch. Tài nguyên chưa được
    khai thác một cách có hiệu quả và đúng cách. Đặc biệt là huyện Tiên Lãng du
    lịch còn mang tính tự phát, rời rạc, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
    Đứng trước thực trạng đó, chúng ta phải tìm ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
    đưa Tiên Lãng trở thành một khu du lịch hấp dẫn, góp phần chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đáng kể
    vào phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng.
    Từ thực tế trên, với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé
    của mình vào sự thành công của phát triển du lịch nói chung và huyện Tiên
    Lãng nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng, hiện trạng, giải pháp phát triển
    du lịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
    2. Phạm vi khóa luận và những đóng góp chủ yếu.
    2.1. Phạm vi khóa luận.
    Phạm vi khóa luận đề cập đến tài nguyên, hiện trạng và các giải pháp, kiến
    nghị nhằm phát triển du lịch huyện Tiên Lãng.
    2.2.Những đóng góp chủ yếu.
    Bài khóa luận đưa ra những thông tin và phân tích tiềm năng du lịch, thực
    trạng phát triển, giữ gìn những giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống của dân tộc
    của các làng nghề, của các di tích lịch sử văn hóa, thực trạng hoạt động du lịch ở
    các khu nghỉ mát của huyện Tiên Lãng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai
    thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện theo hướng phát triển bền vững.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Trên thực tế có nhiều phương pháp nghiên cứu trong quá trình làm khóa
    luận, trong chừng mực nhất định, bài khóa luận này sử dụng phương pháp thu
    thập, tổng hợp phân tích các tư liệu, tiếp cận thông tin, và đặc biệt là phương
    pháp khảo sát thực tế tại một số điểm.
    4. Nội dung khóa luận.
    Nội dung khóa luận gồm những vấn đề chính sau:
    Chương I: Một số lý luận về phát triển du lịch.
    Chương II: Giới thiệu về huyện Tiên Lãng và tài nguyên du lịch huyện
    Tiên Lãng.
    Chương III: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
    Chương IV: Giải pháp phát triển du lịch huyện Tiên Lãng.
    Ngoài ra bài khóa luận còn có:
    ã Phần mở đầu.
    ã Phần kết luận.
    ã Tài liệu tham khảo.
    ã Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...