Tài liệu Tiềm năng du lịch Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiềm năng du lịch VN Posted on 17/12/2009 by tailieudulich






    [COLOR=#]5 Votes[/COLOR]​
    1.1 . Tiềm năng du lịch Việt Nam
    1.1.1. Khái quát chung
    Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
    Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, đảo, nước khoáng, lớp phủ thực vật, giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình ) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc ), là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau.
    Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch. Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của khách. Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam, nếu được qui hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận (Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hoà Bình ), vùng biển Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (Quảng Ninh – Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế – Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long
    Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông minh, bước đầu đã tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Việc phát triển du lịch, trong tương lai sẽ tạo nhiều việc làm (trực tiếp và gián tiếp) cho đất nước.
    1.1.2. Các loại tài nguyên du lịch chủ yếu
    1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
    a. Địa hình
    Địa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. Ở nước ta, về đại thể, các dạng địa hình đặc biệt chủ yếu gồm có địa hình Karst (đá vôi), địa hình bờ biển và địa hình đảo.
    - Địa hình Karst thường tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần nhỏ tỉnh Kiên Giang với các dạng Karst hang động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng.
    - Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm tốt còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm, độ dốc trung bình 2 – 30, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, được tập trung chủ yếu ở miền Trung. Các bãi biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy, Cát Bà, Cửa Lò, Văn Phong, Nha Trang, Vũng Tàu
    - Nước ta có hơn 3.000 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo
    b. Khí hậu
    Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với cuộc sống con người. Khí hậu của nước ta còn có sự phân hoá theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức du lịch. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 150 C. Từ Nha Trang trở vào khoảng 50 C và ở Nam Bộ từ 2 – 30 C. Lượng mưa khá lớn từ 1.500 đến 2.000 mm/năm.
    Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Bão chủ yếu ở các miền duyên hải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đông bắc vào mùa đông; gió bụi mùa khô; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.
    c. Nguồn nước:
    Tài nguyên nước phục vụ cho du lịch gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng.
    Đối với du lịch, nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng: du lịch hồ, du lịch sông nước Còn nước dưới đất, nhìn chung ít có giá trị du lịch.
    - Do khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều nguyên nhân khác, mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc nhưng không nhiều tác dụng đối với du lịch. Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long (có ý nghĩa đối với loại hình du lịch sông nước) và một vài sông khác (sông Hương, sông Hàn, sông Hồng ).
    - Nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau (tự nhiên hoặc nhân tạo) có giá trị về du lịch. Có thể kể ra một số hồ như hồ Tây(Hà Nội), hồ Đồng Mô (Hà Tây), hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Đại Lải (Vĩnh Phú), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm Đồng)
    - Trong số các loại tài nguyên nước, tài nguyên nước khoáng có giá trị đặc biệt đối với du lịch. Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu ở dưới đất), chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các yếu tố hoá học, nguyên tố phóng xạ, khí ), hoặc một số tính chất vật lý (nhiệt độ ) có tác dụng cho sức khoẻ con người.
    sho
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...