Đồ Án Tiềm năng du lịch hồ dầu tiếng – tỉnh tây ninh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Ngày nay du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có việt Nam. Du lịch phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm, mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế, giảm các tác động rủi ro đến môi trường sinh thái, đồng thời còn là cầu nối hữu hiệu cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình hữu nghị, hoà bình, đoàn kết và hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.
    Ở nước ta, ngành du lịch từ lâu cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặc mục tiêu phát triển cao. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu: “Phát triển nhanh du lịch, dịch vụ và từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch - thương mại có tầm cỡ trong khu vực”. Nghị quyết 45/CP năm 1993 của Chính phủ cũng đã nêu rõ: “Làm cho ngành du lịch nước ta sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước phát triển ở trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch nước ta trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, vừa gắn được với điều kiện thực tế, tiềm năng, khả năng và yêu cầu bức thiết của sự phát triển đất nước. Do vậy đòi hỏi các ngành liên quan, đặc biệt là ngành du lịch các tỉnh, thành phố phải có quy hoạch, xây dựng chiến lược cho phát triển du lịch.
    Để góp phần tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch ở Việt Nam, thì việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và định hướng chiến lược phát triển các ngành du lịch ở nước ta đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công tác quy hoạch và phát triển các loại hình du lịch ở các khu vực giàu tiềm năng, phát triển các điểm - tuyến du lịch trên phạm vi cả nước phù hợp với đặc điểm tài nguyên, kinh tế xã hội, văn hoá, phong tục tập quán và góp phần hạn chế những tác động tiêu cực tiềm ẩn mà du lịch mang đến cho môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội mà nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch. Vì vậy Tôi lựa chọn đề tài:
    “TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH”.
    2. Tên đề tài:
    “TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG - TỈNH TÂY NINH”.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu về tiềm năng du lịch của Hồ Dầu Tiếng - Tỉnh Tây Ninh.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển các loại hình du lịch tại Hồ Dầu Tiếng.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
    - Phương pháp thống kê số liệu.
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...