Luận Văn Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    ​Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử nó có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian văn hoá Việt Nam có sự vận động qua các vùng – xứ – miền khác nhau.
    Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình lưỡi gươm mở, nước Việt Nam bao gồm nhiều vùng sinh thái, văn hoá khác nhau. Trên đó là sự cộng cư cuả 54 tộc người cùng chung sống hoà hợp, đoàn kết và thân ái, điều đó khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất trong đa dạng văn hoá. Điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử của các vùng đã tạo nên những nét tương đồng, có những nét dị biệt, do vậy chu trình vận động của văn hoá nước ta cũng được cảm nhận dưới hai chiều cảm quan và nhãn quan luôn chịu sự tác động của những điều kiện kể trên.
    Chúng ta đang sống trong bối cảnh mà mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và trở thành xu thế chung của nhân loại. Trong bối cảnh ấy du lịch đã và đang trở thành nhịp cầu nối liền khoảng cách vùng miền và giữa các quốc gia, dân tộc, mối quan hệ, giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các cá nhân trong đời sống văn hoá, xã hội. Mặt khác, hoạt động kinh tế du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
    Nhưng trên thực tế, du lịch văn hoá ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tàng. Khách du lịch chưa quan tâm, thậm chí còn thờ ơ đối với loại hình này. Vậy tại sao bảo tàng không có sức hấp dẫn lớn đối với du khách? Những vấn đề gì còn bất cập trong hoạt động của bảo tàng? làm thế nào để thu hút khách du lịch đến với bảo tàng, để bảo tàng trở thành địa chỉ du lịch văn hoá hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
    Xuất phát từ thực tế trên, bước đầu tác giả đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu một bảo tàng cụ thể với đề tài “ Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Du lịch mới chỉ phát triển ở Việt Nam những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa cũng đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Mặt khác, công cuộc đổi mới cũng thu hút một lượng khách quốc tế lớn đến tìm hiểu, làm ăn, hợp tác du lịch tại Việt Nam, đồng thời họ là những người có nhu cầu rất lớn tìm hiểu về lịch sử văn hoá của dân tộc này.
    Bảo tàng dân tộc học Việt Nam được thành lập vào tháng 11 năm 1997 và là bảo tàng trẻ nhất trong hệ thống Bảo tàng quốc gia ở Việt Nam. Trong những năm qua bằng những hoạt động của mình,với thế mạnh riêng, Bảo tàng Dân tộc học đã dần khẳng định được vị thế và trở thành một trong những bảo tàng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, một trong những địa điểm du lịch mà khách không thể bỏ qua nếu như họ đến Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
    Vì vậy, việc tìm hiểu đánh giá về tiềm năng du lịch văn hoá của Bảo tàng Dân tộc học là điều nên làm và là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa đối với sinh viên ngành du lịch.
    2. Phương pháp nghiên cứu và mục đích của đề tài.

    Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài, tác giả đã có một thời gian thực tập ở bảo tàng dân tộc học và Bảo tàng lịch sử để có thể tìm hiểu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, kết hợp với việc sưu tầm tài liệu và tiếp cận các đối tượng của đề tài, tác giả cũng thực hiện các chuyến điền giã nhằm điều tra thăm dò ý kiến của khách tham quan về bảo tàng dân tộc học.
    Trên cơ sở đó, bước đầu tác giả cố gắng tìm hiểu nguyên nhân về sức hấp dẫn và những tồn tại của Bảo tàng Dân tộc học đối với khách du lịch và đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động du lịch ở đây.
    3. Tình hình nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
    Mặc dù là một bảo tàng mới thành lập nhưng có rất nhiều tài liệu khác nhau, các công trình nghiên cứu về bảo tàng. Song để tiếp cận với bảo tàng dân tộc học dưới hình thái của hoạt động du lịch thông qua hệ quy chiếu của văn hoá du lịch thì còn rất ít và chưa đồng bộ.
    Vì vậy trong đề tài này, trên cơ sở kế thừa kế thừa tổng hợp và sử dụng những nguồn tư liệu khác nhau kết hợp với một khoảng thời gian ngắn đi thực tập điền dã, tác giả mong muốn tiếp cận với bảo tàng Dân tộc học với tư cách là một sinh viên khoa du lịch để từ đó chỉ ra tiềm năng du lịch to lớn của bảo tàng cũng như những điều còn hạn chế bất cập cho sự phát triển du lịch văn hoá của bảo tàng này. Đồng thời đưa ra những nhận xét cảm quan của mình nhằm góp phần thúc đẩy sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước đối với bảo tàng cũng như góp phần nhỏ bé của mình đưa bảo tàng trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá không thể nào quên đối với mỗi du khách, xứng đáng là điểm đến trong thiên niên kỷ mới của Hà Nội- Việt Nam trong tương lai.

    [​IMG]
     
Đang tải...