Luận Văn tích thực trạng truyền thông MKTĐT tích hợp tại công ty ĐTHN3.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tích thực trạng truyền thông MKTĐT tích hợp tại công ty ĐTHN3.
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề

    1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
    Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành CNTT. CNTT đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là TMĐT ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, TMĐT lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và phát triển đã và đang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Vì vậy, sự quan tâm của Chính Phủ đến sự phát triển của TMĐT là điều hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, theo quyết định số 40/2006/QĐ-BTM về kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT ngành thương mại đến 2010, mục tiêu là sẽ hình thành chính phủ điện tử trong ngành thương mại thông qua việc xây dựng và phát triển hành chính điện tử tại các cơ quan thương mại từ Trung ương tới địa phương, ứng dụng cộng nghệ thông tin ở mức cao trong các hoạt động nghiệp vụ thương mại, cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ thương mại công với các giải pháp và lộ trình triển khai như: xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại, xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của ngành thương mại, xây dựng và phát triển hành chính điện tử, phát triển vững chắc theo từng giai đoạn việc tin học hóa các nghiệp vụ thoạt động thương mại, cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công, đào tạo nguồn nhân lực thương mại có kỹ năng cao về CNTT. Bên cạnh đó, Chính Phủ cũng đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT như: luật giao dịch TMĐT (1/3/2006), luật CNTT (1/1/2007) và hệ thống các nghị định hướng dẫn thi hành luật nhằm tạo dựng một môi trường có tính hỗ trợ giúp cho TMĐT mở rộng và phát triển; kích hoạt TMĐT thông qua các dự án thí điểm, các trung tâm thí điểm và các thực nghiệm.;xây dựng một quan điểm phối hợp, đổi mới và có mục tiêu đối với việc lập chính sách. Điều này đã thể hiện rõ sự quan tâm của Chính phủ đến sự phát triển của TMĐT trong tương lai.
    Nói đến TMĐT không thể không nói đến MKTĐT. MKTĐT ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đọan nền kinh tế bị khủng hoảng. Các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tìm hướng ra cho sản phẩm của mình. Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyền tải thông tin và media đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi, . Với bản chất tương tác của MKTĐT, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là lợi thế lớn của MKTĐT so với các loại hình khác.
    Một trong những lợi thế của MKTĐT là sự sẵn sang của lượng lớn thông tin. Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp sử dụng MKTĐT có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng lực lương bán hàng, MKTĐT còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu. Ngoài ra, so sánh với các phương tiện khác như in ấn, báo đài, truyền hình, MKTĐT có lơi thế rất lớn về chi phí thấp. Như vậy lợi ích mà MKTĐT mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, MKTĐT lại chưa được nghiên cứu một cách sâu và rộng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp còn e ngại khai thác internet marketing vì chưa nhìn ra cơ hội, thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai MKTĐT, hơn nữa họ cũng chưa có một quy trình lập kế hoạch và triển khai chương trình truyền thông cụ thể.
    Công ty ĐTHN3 đã nhận thức được vai trò của TMĐT, sự quan tâm của Chính Phủ đến sự phát triển của TMĐT trong tương lai cũng như lợi ích mà MKTĐT mang lại và đã triển khai ứng dụng truyền thông MKTĐT tích hợp. Tuy nhiên mức độ ứng dụng còn thấp, hiệu quả chưa cao, lộ trình ứng dụng còn nhiều bấp cập và hạn chế, chương trình truyền thông chưa chuyên sâu, tính năng động theo mùa cùng với việc tổ chức các sự kiện còn yếu. Qua khảo sát thực tế tại doanh nghiệp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên gia cùng với sự giúp đỡ của các nhà quản trị trong công ty ĐTHN3, tác giả tập trung giải quyết vấn đề: phát triển chương trình truyền thông MKTĐT tích hợp. Đây cũng là vấn đề mà đang được rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm.
    1.2.Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu:
    Tác giả tập trung nghiên cứu ba vấn đề chính: cơ sở lý luận về truyền thông MKTĐT tích hợp, thực trạng truyền thông MKTĐT tích hợp của doanh nghiệp và giải pháp phát triển chương trình truyền thông MKTĐT tích hợp.
    Cơ sở lý luận là yếu tố cơ bản đầu tiên trong bất kỳ vấn đề nghiên cứu nào. Nó giúp tác giả có được vốn lý luận cần thiết để biết cách tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp (cần tìm hiểu những vấn đề gì, trong phạm vi nào, vấn đề nó như thế nào, thực trạng ra sao, ) quá đó tác giả sẽ phát hiện được những vấn đề cấp thiết cần giải quyết và đề xuất giải pháp khắc phục, phát triển vấn đề đó.
    Cơ sở lý luận về truyền thông MKTĐT tích hợp là những định nghĩa, khái niệm và lý thuyết liên quan đến truyền thông MKTĐT tích hợp, bao gồm một số vấn đề như: định nghĩa marketing truyền thống, định nghĩa MKTĐT; định nghĩa xúc tiến trong marketing truyền thống và truyền thông MKTĐT tích hợp; các công cụ trong truyền thông MKTĐT tích hợp; lý thuyết môi trường marketing; lý thuyết về hành vi khách hàng và sự ảnh hưởng của các công cụ truyền thông tới hành vi khách hàng; quy trình truyền thông marketing, vv.
    Thông qua cơ sở lý luận trên, tác giả sẽ tìm hiểu cụ thể thực trạng truyền thông MKTĐT tích hợp của doanh nghiệp, từ đó phát hiện những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện trong thời gian tới và đề xuất giải pháp khắc phục, phát triển truyền thông MKTĐT tích hợp
    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    1.3.Mục tiêu nghiên cứu:
    Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về truyền thông MKTĐT
    tích hợp, đặc biệt lý luận về các công cụ xúc tiến TMĐT trong phát triển chương trình truyền thông MKTĐT tích hợp tại 1 doanh nghiệp.
    Đánh giá thực trạng truyền thông marketing của công ty ĐTHN3. Việc đánh giá được thực hiện trên cả hai mặt đó là những thành tựu mà công ty đã đạt được và những thiếu sót, hạn chế đang cần bổ sung, khắc phục.
    Đề xuất giải pháp phát triển chương trình truyền thông MKTĐT tích hợp cho công ty thông qua việc ứng dụng các công cụ xúc tiến TMĐT.
    1.4.Phạm vi nghiên cứu:
    Các phương thức truyền thông trong hoạt động MKTĐT của doanh nghiệp nhằm xác định ưu nhược điểm và những tồn tại, thiếu sót cần giải quyết.Những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề còn tồn tại. Qua đó, tác giả sẽ đề xuất cụ thể nhằm phát triển các công cụ truyền thông marketing đó.
    Việc phát triển các công cụ truyền thông MKTĐT tích hợp được áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ: điện thoại cố định có dây, không dây; internet, internet tốc độ cao (FTTH, Metronet, Megawan, ); truyền số liệu, thuê kênh riêng tại thị trường mục tiêu là các khách hàng có nhu cầu sử dụng viễn thông-tin học trên địa bàn Hà Tây cũ.
    1.5 Kết cấu luận văn:
    Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông MKTĐT tích hợp
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng truyền thông MKTĐT tích hợp tại công ty ĐTHN3.
    Chương 4: Các kết luận và đề xuất phát triển chương trình truyền thông MKTĐT tích hợp tại công ty ĐTHN3.
     
Đang tải...