Thạc Sĩ Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU


    Trong chương trình giáo dục quốc dân, Đ ịa lý là môn học quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ lớp 6 cho đến lớp 12, nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế tất yếu của thời đại.
    Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó các kiến thức địa lý địa phương có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế, một nhà văn Nga đã nói: tình yêu quê ưhơng đất nước phải được bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng. Chính việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
    Kiến thức địa lý địa phương (quê hương) có liên quan nhiều đến địa lý đại cương, địa lý thế giới, địa lý Việt Nam, trong đó đặc biệt là địa lý lớp 10. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 là nền tảng của môn Địa lý THPT, bao gồm: các khái niệm, các quy luật địa lý, các mối quan hệ nhân quả nhưng nhiều nhất là các khái niệm chung. Kiến thức địa lý địa phương là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lý cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi, thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày ở địa phương sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu t ượng địa lý cho học sinh. Trong khi đó, biểu tượng địa lý lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lý, vì nó phản ánh đượ c những thuộc tính của khái niệm địa lý tương ứng . Ngược lại, việc đưa kiến thức địa lý địa ph ương trong d ạy học địa lý sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phương cho học sinh và làm giàu tình yêu quê


    hương đất nước tro ng tâm hồn các em . Đồng thời, bài giảng địa lý có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với học sinh hơn.
    Ở nước ta vấn đề dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình địa lý phổ thông. Ngoài các tiết dạy địa lý địa phương theo quy định, thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng . Đặc biệt, giáo viên nắm kiến thức địa lý địa phương chưa sâu, chưa rộng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, kiến thức địa lý địa phương của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế, đây là vấn đề cần khắc phục.
    Rõ ràng, đề tài sẽ thực hiện được nhiều mục đích phù hợp với đòi hỏi cả về mặt lý thuyế t và thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT”.


    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU 1

    1 Lý do chọn đề tài 1
    2 Mục đích nghiên cứu 2
    3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4 Giới hạn nghiên cứu 3
    5 Phương pháp nghiên cứu 3
    6 Lịch sử nghiên cứu 5
    7 Những đóng góp của luận văn 6
    8 Cấu trúc luận văn 6
    NỘI DUNG 7
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của v iệc tích hợp kiến 7

    thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT
    1.1. Kiến th ức địa lý địa ph ương trong ch ương trình địa lý trường 7 phổ thông các nước trên thế giới
    1.1.1. Vai trò của kiến thức địa lý địa phương trong dạy học địa lý 7
    1.1.2. Một số kiểu cấu tạo chương trình địa lý trường phổ thông ở các 8
    nước trên thế giới
    1.2. Kiến th ức địa lý địa ph ương trong ch ương trình địa lý trường 9 phổ thông ở nước ta
    1.2.1. Vị trí của kiến th ức địa lý địa ph ương trong phân phối chương 9 trình địa lý trường phổ thông
    1.2.2. Thực trạng kiến thức địa lý địa phương của giáo viên và học sinh 13 phổ thông hiện nay, lấy thí dụ ở tỉnh Thái Nguyên
    1.3. Vai trò của kiến thức địa lý địa phương đối với việc dạy học địa 17 lý lớp 10 THPT
    1.4. Tình hình sử dụng các kiến thức địa lý địa phương vào dạy học 21
    địa lý lớp 10 ở tỉnh Thái Nguyên
    Chương 2: Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học 29
    Địa lý lớp 10 THPT. Lấy ví dụ ở tỉnh Thái Nguyên

    2.1. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 29
    2.2. Hình thành khái niệm địa lý chung cho học sinh lớp 10 THPT 33
    2.2.1. Khái niệm và vai trò của khái niệm đối với quá trình nhận thức 33 của học sinh
    2.2.2. Con đường hình thành khái niệm chung Địa lý lớp 10 35
    2.3. Tích hợp kiến th ức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10 39
    THPT

    2.3.1. Khái quát về tích hợp và tích hợp kiến thức địa lý địa phương 39 vào dạy học Địa lý lớp 10
    2.3.2. Các nguồn tài liệu thu thập kiến th ức địa lý địa ph ương để tích 43 hợp vào dạy học địa lý 10
    2.3.3. Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa 45
    lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10
    2.3.4. Các phương pháp dạy học cụ thể để tích hợp kiến thức địa lý địa 51
    phương vào dạy học Địa lý lớp 10
    2.4. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên và vệic tích hợp 60 vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh
    2.4.1. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên: nội dung và 60 nguồn tài liệu thu thập
    2.4.2. Định hướng một số nội dung và phương pháp dạy học để tích 73 hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10
    2.4.3. Thí dụ về tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên vào dạy 84 học địa lý lớp 10
    2.4.4. Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái 87
    Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 88
    3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm 88
    3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 88
    3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 88
    3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 89
    3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 89
    3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 89
    3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 91
    3.3. Căn cứ và tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91
    3.3.1 Căn cứ đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91
    3.3.2 Tiêu chí đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91
    3.3.3 Cách xử lý kết quả thực nghiệm 92
    3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 93
    3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 105
    KẾT LUẬN 109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...