Luận Văn Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (sinh học 10)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (sinh học 10)​
    Information
    MỤC LỤC

    Trang


    MỞ ĐẦU .2

    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

    1.1. Một số khái niệm cơ bản 6

    1.2. Tổng quan về giáo dục hướng nghiệp . 9

    1.3. Tình hình giáo dục hướng nghiệp qua dạy học Vi sinh vật học (SH 10) ở trường phổ thông . 16
    Chương 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC VI SINH VẬT HỌC (SH 10) Ở TRƯỜNG THPT
    2.1. Những quan điểm chỉ đạo việc xác định phương pháp giáo dục hướng nghiệp qua dạy học Vi sinh vật học (Sinh học 10) 22
    2.2. Các hình thức hướng nghiệp ở trường phổ thông . 30

    2.3. Tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua dạy học Vi sinh vật học . 40

    2.4.Các nguyên tắc đưa kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào nội dung môn học 47

    2.5. Lôgic tổ chức bài giảng Vi sinh vật học tích hợp giáo dục hướng nghiệp . 48

    2.6. Một số ví dụ tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua dạy học Vi sinh vật học . 52



    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

    3.1. Mục đích - nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 59

    3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 59

    3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 62

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    A. Kết luận 70

    B. Đề nghị . 70

    Tài liệu tham khảo 72

    Phụ lục 75



    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    MỞ ĐẦU


    ã Xuất phát từ những đòi hỏi của xã hội đối với nghề nghiệp
    Nhu cầu của xã hội đối với nghề đã tạo nên thị trường lao động của xã hội. Trước đây - thời kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, nhu cầu của xã hội chỉ được biểu hiện thông qua quản lý Nhà nước bằng việc thiết lập kế hoạch đào tạo, phân bổ sản phẩm đào tạo theo chỉ tiêu ấn định cho mỗi nghề, mỗi lĩnh vực sản xuất mà người ta cho rằng, làm như vậy sẽ tạo ra sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng một cách hợp lý, giúp cho mọi người đều có công ăn việc làm. Với cách hiểu và làm như vậy, bản chất của nhu cầu xã hội như bị tha hoá, trở thành nhu cầu của một bộ phận người nắm quyền quản lý xã hội, tính phổ quát của nhu cầu xã hội được biến đổi trở thành tính cục bộ duy ý trí. Với sự vận hành của cơ chế thị trường, khi sức lao động được coi là hàng hoá như quan điểm của Đảng ta đã thừa nhận, giá trị của hàng hoá “sức lao động” đã được định giá trên thị trường lao động - nó được thị trường chấp nhận đến mức nào là do tính hữu dụng của giá trị đó đáp ứng nhiều hay ít nhu cầu của thị trường lao động xã hội [15].
    Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới ngành nghề cũng được mở rộng về quy mô, số lượng và chất lượng. Kinh tế nhiều thành phần được Nhà nước khuyến khích và chủ trương phát triển tạo ra những quan niệm mới đối với các nghề trong khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế liên doanh với nước ngoài, và khu vực kinh tế tư nhân. Nền sản xuất ngày nay được thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Công nghệ mới là sự biểu hiện tập trung của những tri thức mới trong sản xuất, trong nghề nghiệp. Những tri thức mới đó là cơ sở của những phương thức làm giàu kiểu mới cho đất nước. HN trong giai đoạn hiện nay phải chỉ ra hướng phát triển cho các nghề theo hướng ứng dụng những tri thức mới, những công nghệ mới và từ đó, vẽ nên viễn cảnh phát triển của nghề [5]. Bởi vậy, việc tìm hiểu trực tiếp lao động, nhận biết về nhu cầu nghề nghiệp của các khu vực kinh tế trong hiện tại cũng như những dự báo về sự phát triển và biến động của hệ thống nghề nghiệp là điều cần thiết mang tính chiến lược của mỗi học sinh trong quyết định nghề nghiệp tương lai của bản thân mình.

    ã Xuất phát từ đặc điểm môn học
    Sinh học có liên quan tới hàng loạt nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp (đặc biệt là nông nghiệp) đó là: trồng trọt cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp (lạc, đậu, chè), chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, gà, nuôi ong, nuôi cá ), công nghiệp chế biến phân bón, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm Khi truyền thụ nội dung kiến thức này, giáo viên phải có sự liên hệ ứng dụng những kiến thức vào nông nghiệp, cần chỉ rõ sinh học đã tạo cơ sở khoa học cho nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi thông qua việc hợp lý hoá các quy trình và kế hoạch sản xuất, chuyên môn hoá phân công lao động Thông qua việc dạy những bài học này, giáo viên có điều kiện giúp học sinh làm quen với công việc của những người chọn giống, làm đất, phòng dịch đồng thời còn gợi ra cho học sinh thấy rõ khả năng lao động sáng tạo của những người làm việc trong các nghề nghiệp này.
    Nội dung các kiến thức sinh học có liên quan nhiều tới môi trường và điều kiện tự nhiên: khí tượng, thuỷ văn, chống xói mòn, trồng cây gây rừng và hàng loạt những nghề nghiệp khác. Giáo viên cần giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và hiểu biết sự xuất hiện của nhiều chuyên ngành mới nghiên cứu về tự nhiên: vật lý sinh học, sinh hoá học, kể cả những nghề gắn liền với sinh học vũ trụ trong tương lai [15], [17].
    ã Xuất phát từ thực trạng dạy học giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT
    Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một vấn đề rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó các giáo viên dạy môn “hướng nghiệp
    - dạy nghề” chỉ dạy nghề chứ chưa thật sự hướng nghiệp. Các giáo viên dạy bộ môn này chưa được trang bị những kỹ năng để hướng nghiệp mà chủ yếu truyền cho học sinh bằng kinh nghiệm của mình. Hiện nay, hầu hết các trường đều phân công giáo viên chủ nhiệm, thành viên ban giám hiệu hoặc các giáo viên thiếu tiết làm công tác hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi đó, công tác hướng nghiệp cho học sinh đòi hỏi sự hợp tác của giáo viên nhiều bộ môn bởi chương trình của môn học nào cũng có tiềm năng hướng nghiệp. Ngoài thời gian học theo chương trình hướng dẫn, học sinh rất cần biết nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và cả nước, ở thờiđiểm hiện tại cũng như trong tương lai. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng, bao quát, nắm bắt nhanh tình hình. Tuy nhiên, thực tế không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được những yêu cầu đó. Nhà trường phổ thông chưa phát triển được các phẩm chất, năng lực, đặc tính, động cơ nghề nghiệp cũng như các năng lực cốt yếu như là những tiền đề cơ bản để khi ra trường họ có thể đáp ứng thị trường lao động. Nhiều HS đã mắc sai lầm trong việc chọn nghề do những nguyên nhân khác nhau như: chọn nghề theo suy nghĩ chủ quan, không căn cứ vào năng lực,
    .không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng khi chọn nghề; thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề [37].
    Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (Sinh học 10)”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (Sinh học 10) để góp phần nâng cao tính hứng thú lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10) ở trường THPT.
    * Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học ở trường THPT.

    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Nếu tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10) sẽ tạo ra hứng thú lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường phổ thông.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Khảo sát thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT.

    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10) ở trường THPT.

    - Đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10).
    - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    ã Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài để tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết của tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10).
    ã Phương pháp điều tra thực trạng
    Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu tình hình giáo dục hướng nghiệp

    trong dạy học ở một số trường THPT.

    ã Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
    ã Phương pháp thống kê toán học
    Các số liệu trong thực nghiệm sư phạm được xử lý thống kê bằng phần mềmMicrosoft Excel, xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...