Luận Văn Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn giáo dục công dân phần công dân với các vấn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 01
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP
    THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 04
    1.1. Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy
    học khác trong dạy học môn Giáo dục công dân . 04
    1.1.1. Phương pháp thuyết trình . 04
    1.1.2. Mối quan hệ của phương pháp thuyết trình với các phương pháp
    dạy học khác trong dạy học môn Giáo dục công dân 06
    1.2. Phương pháp dạy học tích cực 09
    1.2.1. Tính tích cực học tập 09
    1.2.2. Một số hình thức thuyết trình theo hướng tích cực .11
    1.2.3. Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 .12
    1.3. Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân theo phương pháp thuyết
    trình ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang .13
    1.3.1. Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân theo phương pháp thuyết
    trình ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu 13
    1.3.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp thuyết trình theo hướng tích
    cực trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT chuyên
    Thoại Ngọc Hầu 14
    1.4. Quy trình tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn
    Giáo dục công dân phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” 15
    1.4.1. Quy trình thiết cho từng hình thức thuyết trình theo hướng tích cực . 15
    1.4.2. Những chú ý khi thiết kế các hình thức thuyết trình 21
    Chương 2. THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT
    TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG
    DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN
    THOẠI NGỌC HẦU 23
    2.1. Kế hoạch thực nghiệm . 23
    2.1.1. Mục đích thực nghiệm 23
    2.1.2. Giả thuyết thực nghiệm . 23
    2.1.3. Địa điểm và đối tượng thực nghiệm .23
    2.2. Nội dung thực nghiệm 28
    2.2.1. Nội dung khoa học cần thực nghiệm . 28
    2.2.2. Thiết kế bài thực nghiệm .28
    2.2.3. Tiêu chí đo đạc, đánh giá 36
    2.3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực
    hóa trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
    ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu . 36
    2.3.1. Phân tích kết quả đầu ra .37
    2.3.2. Phân tích mức chênh giữa kết quả đầu ra - đầu vào .42
    2.3.3. Kết quả thăm dò nhận thức của học sinh sau thực nghiệm .42
    KẾT LUẬN . 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
    PHỤ LỤC
    -1-
    MỞ ĐẦU
    Tên đề tài:
    Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục
    công dân phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường
    THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Đổi mới các PPDH là thay thế các PPDH chỉ đem lại cho người học sự
    thụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các PPDH khác có khả năng làm cho
    người học tích cực chủ động.
    Đổi mới PPDH đối với giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay là nhiệm
    vụ tất yếu, cấp thiết. Bởi vì: Thứ nhất, khoa học kỹ thuật – công nghệ hiện nay
    phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo vừa truyền thụ hệ thống tri
    thức đã có vừa cập nhật kịp thời những thông tin, tri thức mới. Thứ hai, nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang hội nhập với
    kinh tế thế giới đòi hỏi giáo dục và đào tạo nước ta phải xây dựng ở thế hệ trẻ
    các thói quen, kỹ năng tự lực, nghi vấn, suy luận, sáng tạo, phản ứng nhanh và
    quyết đoán trước hoàn cảnh. Thứ ba, nhiệm vụ đổi mới PPDH đã trở thành cụ
    thể đối với toàn ngành cũng như từng GV vì nó được xác định rõ trong đường
    lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết TW 4 khóa VII (01-
    1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (02-1996)), được thể chế hóa trong Luật
    Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào
    tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (04/1999). Đổi mới PPDH trong dạy học môn
    GDCD hiện nay hay các môn học khác ở trường THPT là đòi hỏi cấp thiết của
    XH, là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV. Nhất là từ năm học
    2006-2007 trở đi, chương trình phân ban THPT và sử dụng SGK mới theo
    quyết định của Quốc hội bắt đầu có hiệu lực.
    Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với các phương pháp khác trong
    hệ thống các PPDH môn GDCD trở thành nhóm các phương pháp. Khi kết hợp
    như vậy PPTT vừa giữ được vai trò chủ đạo vừa khắc phục những hạn chế vốn có
    của nó, và như vậy PPTT có thể chuyển hóa trở thành những hình thức thuyết
    trình mới tích cực.
    Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu là một trong những trường có
    truyền thống “Dạy tốt, học tốt” của tỉnh An Giang do vậy đổi mới PPDH theo
    hướng tích cực là tất yếu và cấp bách. Là GV dạy môn GDCD tương lai, tôi
    muốn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục, cũng
    -2-
    như góp phần đào tạo thế hệ trẻ có năng lực và phẩm chất cần thiết cho sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. Từ các lý do trên tôi
    quyết định chọn đề tài “Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học
    môn Giáo dục công dân phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở
    trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang” cho khóa luận tốt
    nghiệp của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Làm sáng tỏ bản chất, vai trò quan trọng của PPTT trong dạy học môn
    GDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải tích cực hóa
    PPTT. Đồng thời thông qua thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Công dân
    với các vấn đề chính trị - xã hội” để xây dựng quy trình tích cực hóa PPTT
    trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Với mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
    Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tích cực hóa PPTT
    trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”.
    Hai là, xác lập quy trình và những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu
    quả vận dụng PPTT theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần
    “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”.
    Ba là, khảo sát thực trạng và thực nghiệm so sánh việc thực hiện PPTT theo
    kiểu truyền thống với PPTT theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần
    “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc
    Hầu, tỉnh An Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực trong dạy học môn
    GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT
    chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, bước đầu đề tài chỉ tập
    trung luận giải cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích cực hóa PPTT và khảo
    sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm so sánh PPTT truyền thống với PPTT
    theo hướng tích cực trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị -
    xã hội” ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang.
    4. Giả thuyết khoa học
    Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra giả thuyết khoa học sau:
    -3-
    Nếu vận dụng PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề
    chính trị - xã hội” theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì việc học môn
    GDCD sẽ hiệu quả hơn so với PPTT truyền thống.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
    và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương
    pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống
    Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như điều tra XH học, thực
    nghiệm sư phạm, lấy ý kiến của các chuyên gia, thống kê toán học
    6. Đóng góp của khóa luận
    Khóa luận làm rõ các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực và đề
    ra giải pháp tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với
    các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT.
    Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu trong việc đổi mới
    phương pháp giáo dục ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu nói riêng và ở
    tỉnh An Giang nói chung.
    7. Kết cấu của khóa luận:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
    khóa luận gồm có 2 chương với 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...