Tài liệu Tỉ giá và những hệquả

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỈ GIÁ VÀ NHỮNG HỆQUẢ


    Suy nghĩ cá nhân : 1 vấn đề vĩ mô ko thể giải quyết 1 sớm 1 chiều, chúng ta ko thể nói là
    điều này thực sự có tác động tới mức nào vì đồng tiền chúng ta là đồng tiền ko có bảo
    chứng ( VD : ở Mĩ , mỗi khi muốn tung ra 1 lượng tiền thì ko chỉ đơn giản là in ra mà cần
    phải có bảo chứng , thông thường là vàng , có giá trị bằng với lượng tiền tung ra)
    Hiện nay trong tình hình là chúng ta đang dự trữ ngoại tệ là USD là chủ yếu, trong khi
    đồng USD đang mất giá= > ảnh hưởng rất nhiều.
    Nhưng chúng ta căn bản ko thể ko dự trữ ngoại tệ. Liệu đã đến lúc chúng ta nên đổi sang
    dự trữ ngoại tệ khác hay có những phương án nào thiết thực hơn ? Hi vọng các bạn đọc
    được nhiều điều từ bài viết của tác giả Huỳnh Bửu Sơn ở dưới.


    Hơn nửa thế kỷ nay kể từ khi hiệp ước Bretton Woods ra đời, đồng đôla Mỹ đã soán ngôi
    đồng bảng Anh và trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế có vị trí độc tôn, cho dù từ năm
    1970, đôla Mỹ đã từ bỏ kim bản vị. Cho đến nay, đôla Mỹ luôn là phương tiện thanh toán
    quốc tế chủ yếu, chiếm một tỷ trọng áp đảo trong giao dịch thanh toán trên toàn thế giới.
    Hầu hết các nước đều duy trì dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng đôla Mỹ, và dùng một
    phần dự trữ đó để mua trái phiếu kho bạc của Mỹ, tức là trở thành những nhà tài trợ bất
    đắc dĩ cho nước Mỹ dù họ muốn hay không. Cũng vậy, hầu hết các nước nhất là các nước
    đang phát triển đều có xu hướng ấn định tỷ giá của đồng nội tệ theo đồng đôla Mỹ. Việt
    Nam không phải là một ngoại lệ.


    Khi đồng đôla Mỹ tương đối ổn định, chính sách tỷ giá neo có thuận lợi là làm dễ dàng
    việc thực hiện các biện pháp tiền tệ nhằm ổn định đồng nội tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ
    giá ở nhiều nước theo đuổi chế độ neo tỷ giá là làm thế nào duy trì một mối quan hệ tỷ
    giá ổn định giữa đồng nội tệ và đồng đôla với phương thức dễ dàng nhất là ấn định một tỷ
    giá cố định (biện pháp có tính chất hành chính) và thực hiện các biện pháp can thiệp trên
    thị trường ngoại hối để duy trì mức tỷ giá đã ấn định (biện pháp pha trộn giữa hành chính
    và thị trường). Chính sách tỷ giá neo có thuận lợi là tạo một vẻ ổn định bề ngoài cho
    đồng nội tệ - hiệu ứng tâm lý - nhưng lại khiến cho các nhà lãnh đạo tiền tệ ít quan tâm
    đến việc điều chỉnh những vấn đề có tính chất cơ cấu, như khiếm hụt cán cân thương mại
    hay cán cân vãng lai, đồng thời dẫn đến việc hình thành nhiều thị trường ngoại tệ và tình
    trạng đa tỷ giá. Chính sách tỷ giá neo cũng gây khó khăn trong việc áp dụng các biện
    pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế phải trải qua những chu kỳ
    thăng trầm như lạm phát hay suy thoái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...