Tài liệu Tỉ giá hối đoái-mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giài pháp để hoàn thiện chính sách tỷ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:


    Tỷ giá hối đoái - mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam




    Lời më ®Çu






    Đất nước ta hiện nay, đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và thúc đẩy hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoạch định một chính sách tỷ giá hối đoái với những giải pháp hữu hiệu để sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái một cách phù hợp với quy luật nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế và hội nhập là một vấn đề hết sức quan trọng. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái, nhưng trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tỷ giá luôn là vấn đề mới mẻ,cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.Vơí việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(7/2000),
    đánh dấu việc ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả các công cụ mang tính kinh tế như việc sử dụng tín phiếu kho bạc trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái,và từ đó tạo điều kiện cho nghiệp vụ thị trường mở phát triển . Đồng thời, đặt ra nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu cơ chế, hành lang pháp lý cũng như việc phối hợp các chính sách trong việc xây dựng một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó thành một công cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực.


    Vì vậy, trên tinh thần vừa nghiên cứu vừa học hỏi, bài viết này tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn tới. Bài viết này được kết cấu làm 4 phần:


    Phần I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái.


    Phần II: Tỷ giá trong mối liên hệ với cán cân thanh toán quốc tế


    Phần III: Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam


    Phần IV: Những giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn tới








    PhÇn I






    Lý luËn chung về tỷ gi¸ hối ®o¸i






    I- Tỷ gi¸ hối ®o¸i :
    . Tỷ giá hối đoái:
    1.1.Khái niệm
    Có thể hiêu một cách đơn giản tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
    Tỷ giá hối đoái là mức giá tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau (đồng tiền trong nước và ngoại tệ). Như vây, tỷ giá hối đoái chính là sự so sánh giá trị giữa các đồng tiền của các nước với nhau.


    Tỷ giá hối đoái chiếm vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia, là vị trí trung tâm trong các diễn biến kinh tế vĩ mô biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nền kinh tế trong với các nền kinh tế của các quốc gia có quan hệ mậu dịch.


    Về hình thức,tỷ giá hối đoái là giá đơn vị tiền tệ của một nước
    được biểu hiện bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài ;là hệ số qui đổi của
    đồng tiền này sang đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung- cầu trên thị trường.


    Về nội dung,tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.


    Trong quá trình theo dõi sự vận động của tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế đưa ra hai khái niệm về tỷ giá là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế. Chúng ta lần lượt bàn về từng loại và xem xét về mối quan hệ giữa chúng


    - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa hai đồng tiền, nó phản ánh tỷ lệ chuyển đổi giữa hai
    đồng tiền và được biết đến nhiều thông qua các thị trường tài chính tiền tệ, các phương tiện truyền thông đại chúng . Khi nói đến tỷ giá hối
    đoái giữa hai nước, người ta thường ám chỉ tỷ giá hối đoái danh nghĩa.


    -T ỷ giá hối đoái thực tế: Tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hoá ở hai nước.Tức là tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hoá của một nước được trao đổi với hàng hoá của nước khác.Tỷ giá hối đoái thực tế đôi khi được gọi là tỷ lệ trao


    đổi.Tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh tính cạnh tranh của nền kinh tế và
    được đo bằng tỷ lệ so sánh mặt bằng giá cả giữa hai quốc gia.Tỷ giá hối
    đoái thực tế đối với một loại hàng hoá duy nhất được tính bởi công thức
    :




    Tỷ giá hối
    (Tỷ giá hối đoái danh
    x Giá hàng nội)
    đoái thực tế
    = nghĩa Giá hàng ngoạI


    Tỷ lệ trao đổi giữa hàng nội và hàng ngoại phụ thuộc vào giá hàng hoá được tính bằng nội tệ và tỷ giá mà tại đó hai đồng tiền được trao
    đổi với nhau.


    Từ công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế của một loại hàng hoá duy nhất,người ta đưa ra công thức tính tỷ giá hối đoái của một giỏ hàng hoá rộng hơn.Ký hiệu e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa ;P là mức giá trong nước và P*là mức giá nước ngoài.Khi đó tỷ giá hối đoái thực tế ồ được tính bởi công thức sau:




    Tỷ giá hối
    đoái thực tế ồ =
    Tỷ giá hối đoái
    danh nghĩa e x
    Tỷ số các mức giá P/P*


    Từ công thức trên cho thấy :nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao thì có nghĩa là hàng ngoại tương đối rẻ và hàng ngoại tương đối đắt. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp thì hàng ngoại tương đối đắt và hàng ngoại tương đối rẻ.


    Ngoài hai khái niệm cơ bản trên về tỷ giá, thực tế trong nền kinh tế thị trường còn tồn tại nhiều loại tỷ giá khác nhau.Nếu dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý thì có tỷ giá chính thức (tỷ giá được công bố trên thị trường để làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch .) và tỷ giá thị trường (tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụ thề của các thành viên trên thị trường).Nếu dựa trên kỹ thuật giao dịch thì cơ bản có hai loại là tỷ giá mua/bán giao ngay và tỷ giá mua /bán kỳ hạn.


    II- Vai trß của tỷ gi¸ hối ®o¸i trong nền kinh tế thÞ trường:


    Quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, giữa các nước trên thế giới
    đã phát sinh quan hệ thanh toán quốc tế. Mỗi quốc gia đều có một
    đồng tiền riêng nên trong giao dịch quốc tế phải chuyển đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác theo một tỷ lệ nhất định . Như vậy, mọi hoạt động quan hệ quốc tế đều phải thông qua tiền tệ và tỷ giá hối
    đoái có vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả đồng tiền. Điều đó
    được thể hiện ở những tác dụng sau:


    Thứ nhất là vai trò của tỷ giá hối đoái đối với ngoại thương: tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.Ví dụ: 1 xe ô tô có giá không đổi trên thị trường là 30000 USD được nhập khẩu,tính tương đương thành tiền Việt Nam là 405 triệu đồng khi mức tỷ giá là 1USD =13500VND,n hưng khi tỷ giá tăng lên ở mức 1USD=14500 thì giá của chiếc ô tô đó tính bằng tiền Việt Nam là 435 triệu, dẫn đến việc nhập khẩu loại ô tô đó giảm xuống.Từ đó có thể rút ra kết luận là: Nếu tỷ giá hối đoái có sự gia tăng, có nghĩa là đồng nội tệ giảm sẽ làm giảm nhập khẩu,tăng xuất khẩu,cán cân thương mại thặng dư.Điều ngược lại cũng đúng, tức là nếu tỷ giá hối đoái có sự sụt giảm (đồng nội tệ tăng giá) sẽ làm giảm xuất khẩu,tăng nhập khẩu,cán cân thương mại xấu đi.Như vậy tỷ giá hối đoái có vai trò quyết định thực trạng cán cân thương mại của các quốc gia.


    Thứ hai là vai trò của tỷ giá hối đoái với sản lượng,việc làm, lạm phát: Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương như trình bày ở trên.Mà thông qua đó,tỷ giá sẽ tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước,lạm phát,khả năng sản xuất,việc làm .


    Cũng theo ví dụ trên và giả định mặt bằng giá cả thế giới là không
    đổi,khi tỷ giá tăng từ mức 1SD=13500VND (năm 1998) lên mức 1USD= 14500 (năm2000) thì không những ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng, mặt khác, nếu tỷ giá hối đoái tăng liên tục có nghĩa là đồng Việt Nam liên tục mất giá thì có nghĩa là lạm phát gia tăng. Bên cạnh đó,
    đối với lĩnh vực sản xuất, tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước tăng,sản xuất phát triển,tạo thêm việc làm,sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Ngược lại thì lạm phát sẽ giảm,khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước giảm, sản lượng giảm, thất nghiệp tăng.
    Thứ ba. Tỷ giá hối đoái là một công cụ quản lý vĩ mô hết sức lợi hại. Vì vậy nên Chính phủ các nước luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh việc xác định tỷ giá trên thị trường hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để quản lý và điều tiết những mất cân đối lớn trong hoạt động kinh tế trong nước cũng như những mất cân đối trong kinh tế đối ngoại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...