Tài liệu Thuyết trình nền hành chính Thái Lan

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu gồm slide thuyết trình và file nội dung:

    1.Tổng quan về Vương quốc Thái Lan:

    · Vị trí địa lý: Đông Nam Á
    · Thủ đô: Bangkok
    · Diện tích: 514.000 km[SUP]2[/SUP]
    · Dân số: gần 66,5 triệu người (2010)
    · GDP: 539,871 tỷ USD (2009)
    · Mô hình nhà nước: Quân chủ lập hiến
    · Quốc vương: Bhumibol Adulyadej
    · Thủ tướng: Jingluck
    Vương quốc Thái Lan là một trong những quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á. Về cấu trúc địa lý có thể chia Thái Lan thành 4 miền: miền Bắc, miền Đông Bắc, cao nguyên miền Trung và miền Nam với những điểm tương đối khác biệt. Ngôn ngữ được sử dụng ở Thái Lan là tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Hán cũng được sử dụng rộng rãi.
    Thái Lan là đất nước Phật giáo với hơn 95% dân cư theo đạo phật.
    Thái Lan là nước thành viên Liên Hợp Quốc và là một trong những thành viên sang lập, có tiếng nói quan trọng trong khối ASEAN.
    Lịch sử phát triển của Nhà nước Thái Lan gắn liền với sự cầm quyền của nhiều đời vua. Cho đến ngày nay, Vua Thái Lan vẫn được coi là trung tâm quyền lực mặc dù Thái Lan đã chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến từ tương đối lâu. Theo truyền thống, quốc khánh Thái Lan chính là ngày sinh nhật của Vua đương quyền.
    2. CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC:
    Thái Lan có một đặc điểm quan trọng khác với nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới là đất nước này không phải trải qua thời kỳ thuộc địa của phương Tây. Thể chế hành chính Nhà nước Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế với quyền lực tối thượng nằm trong tay nhà Vua sang chế độ quân chủ lập hiến kể từ năm 1932. Vào thế kỷ XIX, Vua Thái Lan đã ký hiệp ước với các cường quốc châu Âu và thi hành chính sách hiện đại hóa, áp dụng những sự cách tân theo kiểu châu Âu trong hoạt động của Nhà nước. Vua Cholongkom trong suốt một thời gian dài (1868-1910) đã tiến hành những cải cách quan trọng và mạnh mẽ về thể chế hành chính và hoạt động công vụ. Những cải cách này đã tạo nên những thay đổi to lớn trong hành chính Thái Lan hiện đại.

    Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp Thái Lan nhà Vua vẫn là nguyên thủ quốc gia, theo chế độ kế vị và nắm giữ quyền bổ nhiệm Thủ tướng. Trên thực tế, do ảnh hưởng của uy tín và giành được sự tôn trọng của người dân nên quyền lực của nhà Vua còn lớn hơn so với quy định của Hiến Pháp.
    Hiến pháp Thái Lan hiện được ban hành năm 1991 và được bổ sung năm 1992, lập ra chế độ dân chủ và Chính phủ liên hiệp nhiều đảng (sau cuộc đảo chính quân sự năm 1991) và bộ máy thư lại, lực lượng vũ trang quân đội, cảnh sát và thiết lập bộ máy hành chính dân sự.

    Hiến pháp 1991 của Thái Lan quy định việc thiết lập nên một cơ quan lập pháp là Quốc hội với hai viện: Hạ viện với các nghị sĩ do nhân dân trực tiếp bầu ra, và Thượng viện với các Thượng nghị sĩ do chỉ định. Hiến pháp cũng quy định Chính phủ với Thủ tướng đứng đầu là cơ quan hành pháp cao nhất của Thái Lan. Đến tháng 6/1992, Hiến pháp này được Quốc hội sữa đổi, quy định một số điểm mới như: Thủ tướng nhất thiết phải là một Nghị sĩ được bầu ra trong thành phần Hạ viện; hạn chế quyền hạn của Thượng nghị viện ở việc điều tra hay phủ quyết các dự luật; và Chủ tịch Hạ nghị viện đồng thời là Chủ tịch Quốc hội.

    Các cuộc cải cách khu vực công năm 1992 hướng vào việc tinh giản bộ máy hành chính. Thể chế hành chính được cải cách theo hướng hiện đại, và yêu cầu xây dựng một đội ngũ công chức chuyên môn hóa cao và trong sạch; Chính phủ đóng vai trò ủng hộ, xúc tác, thúc đẩy, hơn là vai trò kiểm soát hành chính, cho nên thể chế được cải cách nhiều hướng phân quyền, tư nhân hóa, phi quy chế hóa.

    SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THÁI LAN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...