Luận Văn Thuyết quản lý tổng hợp của Peter Drucker và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Số

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuyết quản lý tổng hợp của Peter Drucker và sự vận dụng vào các doanh nghiệp VN hiện nay Số


    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Các thuyết quản lý đã trải qua các giai đoạn phát triển mang tính chất lịch sử với nhiều trường phái như : trường phái “ cổ điển ”, trường phái
    “ Quan hệ con người ”, trường phái “Kinh nghiệm”, trường phái “Hệ thống xã hội ”, và trường phái “ Hiện đại ”.
    Sự phân loại các trường phái chỉ mang tính chất tương đối nhưng giữa chúng có sự thừa kế và phát triển. Trong các trường phái nói trên trường phái “ Hiện đại ” có thể là sản phẩm của xã hội công nghiệp vẫn được áp dụng cho đến nay. Tuy nhiên hiện nay với cuộc cách mạng thông tin với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển cao đó là tời kỳ hậu công nghiệp hay đúng hơn là xã hội thông tin. Bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội thuyết “ Tổng hợp và thích nghi ” của Peter Drucker đã ra đời nó là sự tổng hợp các quan điểm của những nhà tư tưởng trước đây để vận dụng vào xã hội hiện tại, hay nói một cách khác thuyết của Peter Drucker là một thuyết dành riêng cho xã hội thông tin.
    Vì những ý nghĩa thực tiễn mà thuyết Peter Drucker đem lại mà em đã chọn viết đề tài tiểu luận “ Thuyết quản lý tổng hợp của Peter Drucker và sự vận dụng vào các doanh nghiệp việt nam hiện nay ” để có thể hiểu sâu hơn và đặc biệt áp dụng vào công việc của chính bản thân sau này. Do hiểu biết của em còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, Em mong các Thầy, Cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của Em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
    Thuyết quản lý và tổng hợp của Peter Drucker bao gồm những nội dung chính sau :
    ã Quản lý một doanh nghiệp .
    ã Quản lý các nhà quản lý .
    ã Quản lý nhân công và công việc.
    ã Quản lý trong thời đại bão táp.
    NỘI DUNG

    I. Phân tích nội dung của thuyết quản lý.
    1.Quản lý một doanh nghiệp .
    Để quản lý một doanh nghiệp thì một trong những điều quan trọng là quản lý tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, trong đó không nhất thiết là tối đa hoá lợi nhuận; lợi nhận là quan trọng song chủ yếu nó là căn cứ để kiểm nghiệm khẳ năng quyết định trong quản lý của hoạt động kinh doanh. Theo Peter Drucker, doanh nghiệp là một bộ máy của xã hội, lý do duy nhất để nó tồn tại là nhu cầu của xã hội, bởi lẽ do xã hội có một nhu cầu nào đó nên mới giao cho nó những nguồn lực để sản xuất và thoả mãn nhu cầu. Do vậy chỉ có khách hàng nào trả tiền cho một loại hàng hoá hay một dịch vụ thì mới có thể trở thành tài nguyên kinh tế chuyển hoá thành của cải làm cho vật chất chuyển thành hàng hoá.
    Quản lý kinh doanh không phải là một nhiệm vụ thích ứng thụ động, mà hành động; chủ động sáng tạo có nghĩa là phải tạo ra các điều kiện kinh tế và khi cần thiết có thể thay đổi chúng.
    Đối với một doanh nghiệp khách hàng có tầm quan trọng đặc biệt, kinh doanh tồn tại và phát triển vì khách hàng. Việc dự định sản xuất cái gì không quan trọng mà là khách hàng muốn cái gì, doanh nghiệp thấy cái gì có giá trị đó là điều có ý nghĩa quyết định. Và nó trở thành nội dung hoạt động của doanh nghiệp , sản xuất cái gì, liệu có phát triển được không, điều đó cũng có nghĩa là khách hàng là cở sở để doanh nghiệp dựa vào đó để tồn tại.
    Nhưng đôi khi khách hàng không phải là do thượng đế hoặc thiên nhiên sáng tạo ra vì vậy kinh doanh bắt đầu bằng việc tạo ra khách hàng, Khách hàng được tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , tuy nhiên khi doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm dịch vụ , hàng hoá nào đó mà người tiêu dùng có nhu cầu thực sự thì khách hàng và thị trường mới xuất hiện .
    Hơn nữa khi xuất hiện một loại hàng hoá nào đó, người ta vẫn có thể chưa cảm thấy có nhu cầu với nó, mà phải sau một thời gian thông qua quang cáo, tuyên truyền và tất cả các hoạt động tiếp thị khác của doanh nghiệp giúp khách hàng cảm nhận được nhu cầu từ hàng hoá đó vậy là thị trường và khách hàng được tạo ra. Từ đó có thể nói khách hàng được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp . Mục đích hoạt động của doanh nghiệp chính là ở chỗ tạo ra khách hàng và với mục đích đó kinh doanh có hai chức năng quan trọng là: Marketing và cải tiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...