Luận Văn Thuyết quản lý mục tiêu (MBO) & sự vận dụng vào các Doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuyết quản lý mục tiêu (MBO) & sự vận dụng vào các Doanh nghiệp VN

    MỤC LỤC

    A . Phần mở đầu
    B . Nội dung
    I .Chức năng quản lý mục tiêu(MBO)
    1.1 Định nghĩa
    1.2 ý nghĩa phương pháp (MBO)
    II. Vận dụng (MBO) vào trong quản lý doanh nghiệp Việt Nam
    C . Kết luận

    A. Lời mở đầu
    Trong kinh doanh làm thế nào để thành công trên thương trường . Đó là câu hỏi lớn đối với các nhà quản lý , đặc biệt là các nhà quản lý Việt Nam . Vậy vấn đề đặt ra các nhà quản lý phải làm như thế nào để phát huy hết khả năng sáng tạo của họ trong công việc nhằm đạt tới mục tiêu và hiệu quả nhất . Theo như quan điểm của Drucke , mỗi doanh nghiệp là một hệ thống xã hội , trong đó người quản lý phải làm cho mọi người hiểu rõ công việc kinh doanh của họ là gì và tạo thành một công ty tự quản mỗi người trong đó sẽ lỗ lực cải tiến công việc của họ và sẽ nhận thấy được cái lợi ích mà họ đang làm. Cách tiếp cận như vây sẽ tạo lên những dây truyền lắp ráp được quản lý dựa trên cơ sở kinh tế lẫn con người. Điều này sẽ làm cho những con người khác nhau có thể cùng làm công việc ,luôn có trách nhiệm đối với chất lượng và hiệu quả của công ty đồng thời khai thác được sức mạnh hiệu quả hạn chế được các điểm yếu . Trên cơ sở đó các nhà quản lý sư dụng đội ngũ lao động một cách hợp lý khoa học , phát triển cấu trúc quản lý trên một tầm cao mới dựa trên sự phân công lao động , chuyên môn hoá trong các bộ phận chức năng và giao quyền quản lý cho người lao động . Đó cũng chính là những người quản lý cần có, mà là nguyên nhân cốt yếu đẻ quản lý mục tiêu trở thành nhân tố quyết định đẫn đến thành công của một doanh nghiệp

    B . Nội dung
    I .Chức năng quản ly mục tiêu(MBO)

    Quản lý là một lỗ lực mang tính con người . Mỗi doanh nghiệp bao gồm một tập hợp những con người khác nhau mỗi tập hợp sử dụng chiến lược kinh doanh khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất để thoả mãn điều đó phương pháp quản lý mục tiêu(MBO) management business by obectives đã ra đời nó đã và đang được các nhà quản lý áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiên nay
    1.1 định nghĩa (MBO)
    - Là cách quản lý thông qua các cấp quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp tự mình xác định mục tiêu , sau đó tự tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả
    - Hay còn có định nghĩa khác : Quản ký theo mu tiêu là cách tiếp cận các nghiệp vụ đối với các chức năng lập kế hoạch và kiểm tra . Nó trả lời các chức năng lập kế hoạch và kiểm tra nó trả lời các câu hỏi : cần phải làm gì , điều đó phải làm như thế nào .Khi nào phải làm điều đó sẽ phải tốn bao nhiêu cần coi các tham số công việc nao là thoả đáng sẽ đạt đượctiến bộ nào trong công việc thực hiện mục tiêu
    -Theo quan điểm của Drucker : Quản lý mục tiêu đòi hỏi phải xác định rõ ràng và rành mạch các mục tiêu hay các kết quả công việc mà ta mong muốn xây dựng các trương trình thực tế đẻ thực hiện chúng và đánh giá chính xác các thông số công việc bằng cách đo kết quả cụ thể theo các giai đoạn thực hiện các mục tiêu đã đề ra

    1.2 ý nghĩa phương pháp(MBO)
    Phương pháp ( MBO) cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định của doanh nghiệp kích thích tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của mọi người mọi bộ phận tham gia quản lý tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển năng lực với tính sáng tạo và năng động giúp nhà quản lý nhận thấy dễ hơn và rõ hơn các thiếu xót trong công tác quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu qủa điều đó cho thấy tất cả các cán bộ trong bộ máy quản lý của một số tổ chức đều chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý mục tiêu nếu không có sự hợp tác cần thiết ở tất cả các cấp thì xác xuất thành công sẽ không cao xuât phát từ nhiêm vụ trên chúng ta phân thành ba cấp quản lý cơ bản cấp cao cấp trung và cấp thấp cấp cao gồm hội đồng giám đốc nhưng người lãnh đạo có trong trách cao nhiệm vụ chính của nhóm này là xác định những nguyên tắc hoạt động chủ yếu của công ty tập trung vào sự chú ý vào vấn đề làm gì chứ không phải là làm thế nào ! còn cấp trung gian. Đó là những cán bộ quản lý phụ trách bộ phận và chi nhánh.Và chịu trách nhiệm về công tác của một bộ phận. Nhiệm vụ chính là cải tiến các quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả chi phí và hiệu quả quản lý. Các cán bộ quản lý ở cấp này quan tâm đến việc làm gì cũng tương đương với việc “ làm thế nào “ . cấp thấp là những đốc công và đội trưởng, trực tiếp theo dõi công việc của những người, bằng lao động của mình, góp phần trực tiếp vào việc thực hiện các mục tiêutổ chức. Tương ứng như vậy các mục tiêu của các cán bộ quản lý cấp thấp nhằm nâng cao sản lượng, nâng cao năng suất lao động và trình độ của từng cán bộ, giảm phế phẩm, giảm công việc làm ngoài giờ. Các cán bộ quản lý ở cấp này thường giải quyết nhiệm vụ “làm thế nào” và rất ít liên quan. Đến việc xác định công tác quản lý trong điều kiện làm việc hiện nay và tương lai.
    Ngoài ra (MBO) còn là cách để điều khiển phối hợp và thúc đẩy hoạt động của các nhà quản lý. Bắt đầu từ cấp quản trị cao nhất trong công ty nó bao gồm 6 giai đoạn của MBO.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...