Tiểu Luận Thuyết quản lý hệ thống của L.P.Bertalafly và ứng dụng đối với các doang nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THUYẾT QUẢN LÝ HỆ THỐNG CỦA L.P.BERTALAFLY VÀ ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
    LỜI NÓI ĐẦU


    Con người đã liên tục bỏ thời gian và sức lực để lý giải các vấn đề thành bại của các hoạt động tổ chức và quản lý. Nhiều quan điểm, nhiều trường phái khoa học quản lý đã được hình thành. Điểm chung của các trường phái là làm bất cứ việc gì đúng quy luật thì thành công và ngược lại, hành động sai quy luật sẽ thất bại. Trước khi làm đúng thì cần phải biết nghĩ đúng. “Thuyết quản lý hệ thống” là một trong những học thuyết giúp con người xem xét, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn. Nó ra đời từ những năm 1940, và đến những năm 1960, 1970 được phát triển nhanh chóng và trở thành công cụ quý giá cho các nhà quản lý. Nhận thấy tầm quan trọng, phạm vi ứng dụng phổ biến của thuyết đối với các doanh nghiệp, em mạnh dạn chọn đề tài “thuyết quản lý hệ thống của L.P.Bertalafly và ứng dụng đối với các doang nghiệp Việt Nam”.


    NỘI DUNG CHÍNH


    I. VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG.


    1. Khái niệm hệ thống.


    Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi”, đảm bảo thực hiện những chức năng hay một số mục tiêu nhất định.


    2. Các tính chất của hệ thống.


    - Có nhiều bộ phận hợp thành hay các phần tử. Những bộ phận hợp thành hay các phần tử đó có quan hệ chặt chẽ vói nhau, tác động ảnh hưởng đến nhau một cách có quy luật.


    - Các phần tử của hệ thống liên kết và tương tác với nhau theo quan hệ nguyên nhân- kết quả, hay gọi tắt là quan hệ nhân quả. Một sự thay đổi của một hay một số phần tử đều kéo theo sự thay đổi của các phần tử còn lại. Thay đổi một hay một số quan hệ giữa các phần tử đều kéo theo sự thay đổi của các quan hệ giữa các phần tử còn lại.


    - Bất kỳ một sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của một phần tử đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử khác của hệ thống và bản thân hệ thống đó, ngược lại mọi thay đổi về lượng cũng như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử của hệ thống.


    - Các phần tử có thể rất khác nhau nhưng khi hợp thành hệ thống thì tạo nên một thể thống nhất và có tính chất ưu việt hơn hẳn mà từng phần tử khi tồn tại riêng lẻ không có hoặc là có nhưng rất nhỏ gọi là “tính trồi”- emergence của hệ thống. Tính trồi là một trong những hình thức biểu hiện sự thay đổi lượng thành chất. Khi xây dựng các hệ thống, tính trồi có một ý nghĩa quan trọng, nếu biết kết hợp một cách đúng đắn các phần tử thì có thể tạo ra sức mạnh của các phần tử, đặc biệt là đối với các hệ thống kinh tế xã hội.


    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 1

    Nội dung chính 2


    I. Vài nét về hệ thống 2
    1. Khái niệm hệ thống 2
    2. Các tính chất của hệ thống 2
    II. Thuyết quản lý hệ thống của L.P. Bertalafly 3
    1. Trường phái định lượng về quản lý 3
    2. Thuyết quản lý hệ thống của L.P.Bertalafly 3
    2.1. Nội dung của thuyết Quản lý hệ thống 3
    2.2. Đầu vào của hệ thống 4
    2.3. Đầu ra của hệ thống 4
    3. Những đóng góp và hạn chế của thuyết quản lý hệ thống 6
    3.1. Đóng góp 6
    3.2. Hạn chế 6
    III. Tổng công ty dầu khí Việt Nam Petrovietnam 7
    Kết luận 10
    Tài liệu tham khảo 11
     
Đang tải...