Tiểu Luận Thuyết quản lý gắn với quyền lực của Max Weber & sự thể hiện trong thực tế các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thuyết quản lý gắn với quyền lực của Max Weber & sự thể hiện trong thực tế các doanh nghiệp



    LỜI NÓI ĐẦU


    Quản lý là một trong những công việc khó khăn, phức tạp nhất trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Các Mác đã coi việc xuất hiện của hoạt động quản lý như một dạng hoạt động đặc thù của con người gắn với sự phân công và hợp tác lao động.

    Quản lý nhằm đạt tới mục tieu chung trong tương lai mà trong tương lai các mục tiêu này luôn biến động do hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó quản lý cũng diễn ra trong một quá trình hết sức biến động mà nếu chủ thể quản lý không đủ tiềm năng và bản lĩnh sẽ khó có thể thích ứng được và tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Hiểu được lẽ đó, Max Weber một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức dã đưa ra thuyết quản lý gắn với quyền lực. Trong đó ông cũng chỉ rõ rằng “quyền lực pháp lý” là loại hình quyền lực có thể dùng làm cơ sở cho thể chế quản lý hành chính lý tưởng, chỉ có loại hình này mới có thể đảm tính liên tục, ổn định của quản lý, đảm bảo hiệu quả cao của quản lý.

    Học thuyết Max Weber không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà đến ngày nay nó vẫn phát huy tác dụng và trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới.

    Với những lý do nêu trên đề tàI “Thuyết quản lý gắn với quyền lực của Max Weber và sự thể hiện trong thực tế các doanh nghiệp” giúp em hiểu rõ hơn về học thuyết này.






    NỘI DUNG

    I . LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ GẮN VỚI QUYỀN LỰC CỦA MAX WEBER

    1. Max Weber và sự ra đời của học thuyết Max Weber

    Max Weber (1864-1920) là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, sống cùng thời với Taylor và Fayol. Ông đã có những cống hiến kiệt xuất đối với lý luận tổ chức quản lý cổ điển phương Tây.

    Đức tuy là một nước tư bản phát triển muộn, nhưng đã nhanh chóng hoàn thành quá trình cách mạng công nghiệp, kinh tê tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, các xí nghiệp gia đình với đặc trưng ngành nghề gia truyền bắt đầu chuyển hoá theo hình thái xí nghiệp tư bản chủ nghĩa hiện đại, các tổ chức tư bản lũng đoạn lần lượt xuất hiện.

    Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các tổ chức tư bản lũng đoạn đã ngự trị một cách phổ biến trong các ngành công nghiệp chủ yếu như than đá, luyện kim, hoá chất. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa và việc không ngừng mở rộngquy mô tổ chức kinh tế xã hội đòi hỏi phải có những biện pháp quản lí và tổ chức kiểu mới tương xứng, ổn định, có hiệu quả cao. Là một nhà xã hội học, Weber đã say mê nghiên cứu vấn đề này và đề ra thể chế quản lí hành chính goi là thể chế quản lí hành chính trong “lý tưởng” bằng học thức uyên bác và lý luận sâu sắc của ông, khiến cho ông trở thành người có địa vị quan trọng trong lý luận tổ chức cổ điển.

    Max Weber sinh ra trong một gia đình giàu có ở An pho năm 1864, sau đó ông chuyển đến Berlin. Năm 1892, ông vào học khoa kinh tế và khoa luật tại trường Đại học Berlin và trường Đại học C. Trong thời kì này, Weber đã từng phục vụ trong quân đội nên ông hiểu biết khá nhiều về chế độ quản lí trong quân đội Đức. Điều này rất có ích cho việc nghiên cứu lý luận tổ chức của ông sau đó. Năm 1891, ông thi đỗ tiến sĩ với luận văn “Bàn về lịch sử các công ty thương mại trong thế kỉ”. Từ năm 1892 đến năm 1920 ( năm ông mất ) ông đã lần lượt giảng dạy Đại học Berlin, trường Đại học Hamburg, trường Đại học Heidelberg, trường Đại học Viên, trường Đại học Munich. Các môn mà ông giảng dạy là pháp luật, chính trị kinh tế học, xã hội học. Ông là người sáng lập tạp chí “ Văn hiến khoa học xã hội và chính trị xã hội ”và là cố vấn Chính phủ Đức. Những vấn đề mà ông say sưa nghiên cứu rất nhiều, liên quan đến xã hội học, chính trị học, kinh tế học, lịch sử, tôn giáo. Với những kiến giảI độc đáo, sâu sắc, ông đã trở thànhmột học giả nổi tiếng của nước Đức lúc đó. Nhũng ý kiến của ông về quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với xã hội học đã thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mang tính liên tục về quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản trong các xí nghiệp gia đình ở thế kỉ XIX với các tổ chức công nghiệp lớn đang phát triển ở Châu Âu trong thời kì của Weber và với các đơn vị của chính phủ.

    Các tác phẩm chủ yếu của ông là “ Lý luận tôn giáo và tinh thần tư bản chủ nghĩa”, “ Lịch sử kinh tế nói chung ”, “ Lý luận về tổ chức kinh tế xã hội”, “Những luận văn về xã hội học”. Do thể chếhành chính trong “lý tưởng” mà ông nêu ra đã đóng góp to lớn vào lý luận tổ chức cổ điển nên các nhà khoa học về quản lý ở phương Tây đã gọi ông là “ người cha của lý luận về tổ chức ”


    2. Thể chế quản lý hành chính lý tưởng - thể chế quan liêu.

    Trong cuốn sách “ lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội”, Weber đã đưa ra mộ thể chế quản lý hành chính lý tưởng, tức là thể chế quan liêu. KháI niệm “thể chế quan liêu” đây không phảI là khía niệm quan liêu theo nghĩa xắu như nền kinh tế chính trị quan liêu, chủ nghĩa quan liêu, cũng không có nghĩa là thoát ly thực tế, chủ nghĩa giấy tờ, hiệu suất thấp mà nó có nghĩa rằng tổ chức này tiến hành công việc quản lý thông qua chức vụ hoặc chức vị. Thể ché quản lí hành chính trong lý tưởng nói đây không phảI là thể chế quản lý tốt nhất hoặc phù hợp với nhu cầu nào đó mà là một hình tháI tổ chức thuần tuý, không có ví dụ thực tế trong hiện thực, dùng để phân biệt nó với các tổ chức mang các hình tháI đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế, Weber đã từ những tổ chức mang hình tháI đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế đó để rút ra mộ hình tháI tổ chức thuần tuý nhằm thuận tiện cho sự phân tích về mặt lý luận.

    Weber cho rằng, thể chế quan liêu là một tổ chức xã hội chặt chẽ, hợp lý, giống như một cỗ máy. Nó có những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, có quy chế thực hiện nghiêm khắc và quan hệ phục tùng theo cấp bậc, do đó trở thành một hệ thống kỹ thuật quản lý. Weber vạch rõ, thể chế quan liêu dù quan sát theo góc độ kỹ thuật thuần tuý cũng có những thể chế quản lý khác trước kia. Điều đó thể hiện ở những đặc trưng của nó sau đây:

    1. Tính chuẩn xác

    2. Tính nhạy bén.

    3. Tính rõ ràng

    4. Tinh thông văn bản.

    5. Tính liên tục.

    6. Tính nghiêm túc.

    7. Tính thống nhất.

    8. Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh.

    9. Phòng ngừa va chạm.

    10. Tiết kiệm nhân lực và vật lực.

    Do thể chế quan liêu có những ưu điểm kể trên nên có thể vận hành linh hoạt như một cỗ máy. Thể chế quan liêu này xuất hiện cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất xã hội hóa, theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là phải không ngừng tiến hành quản lý một cách tỉ mỉ và cần phải nhanh chóng làm việc đó.

    Weber cho rằng, trong một quốc gia hiện đại nền chính trị quan liêu là người cai trị thực tế. Đó là điều tất nhiên và không thể tránh được. Trong tất cả các lĩnh vực như: nhà nước, quân đội, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện . sự phát triển của các hình thái xã hội đều nhất trí với sự phát triển và lớn mạnh của việc quản lý theo thể chế uan liêu. Do đó, trên ý nghĩa ấy, có thể nói quá trình phát triển của xã hội tư bản chủ ghĩa cũg là quá trình phát triển và phổ cập thể chế quan liêu. Ngày nay, không ai có hể phủ nhận rằng các hoạt động chính trị, văn hoá, giáo dục và tất cả các lĩnh vực xã ội, nếu rời xa thể chế quan liêu này đêu sẽ lâm vào cảnh hỗn loạn và không thể tién hành một cách bình thường.
     
Đang tải...