Luận Văn Thuyết minh thiết kế kỹ thuật cống hộp Bê tông cốt thép (sử dụng cốt thép kéo nguội) sản xuất tại cô

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thuyết minh thiết kế kỹ thuật cống hộp Bê tông cốt thép (sử dụng cốt thép kéo nguội) sản xuất tại cty TNHH Xây Dựng Hùng Vương bằng công nghệ rung-lỗi (Jumbo

    Các căn cứ : - Hợp đồng kinh tế kỹ thuật số : 18/HĐ-VKHCN-06, ngày 01/03/2006 về việc thiết kế định hình các loại cống hộp bê tông cốt thép 1 khoang (cống hộp đơn), có các kích thước như sau : 1.0mx1.0m; 1.2mx1.2m; 1.6mx1.6m; 1.6mx2.0m; 2.0mx2.0m; 2.0mx2.5m; 2.5mx2.5m; 3.0mx3.0m, có L= 2.0m. Chế tạo bằng công nghệ RUNG-LÕI (JUMBO). - TCVN 5574:1991 Kết cấu bê tông–Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 6288:1997 (ISO 10544:1992) Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt. - TCXDVN 267:2002 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu. - Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn ban hành theo Quyết định số 2057. QĐ/KT4 ngày 19/9/1979 của Bộ Giao Thông Vận Tải. - Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bêtông và BTCT toàn khối TCVN 4453-87 và các tiêu chuẩn ngành liên quan.
    II- NỘI DUNG ĐỒ ÁN THIẾT KẾ :1- Các loại cống : Cống hộp BTCT sản xuất theo công nghệ RUNG-LÕI (JUMBO) được thiết kế dùng cho đường ôtô và vỉa hè, gồm các loại :
    STT Kích thước trong(mm) Chiều dày thành cống(mm) Chiều dài hữu dụng1 đốt cống (mm) 1 1000x1000 120 2000 2 1200x1200 120 2000 3 1600x1600 160 2000 4 1600x2000 200 2000 5 2000x2000 200 2000 6 2000x2500 250 2000 7 2500x2500 250 2000 8 3000x3000 300 2000
    2- Tải trọng thiết kế :- Tỉnh tải : + Lớp đất trên lưng cống có chiều dày từ 0.6 m đến 3.0 m. + Góc nội ma sát tiêu chuẩn tc = 8o + Dung trọng tiêu chuẩn tc = 1.8 T/m3 + Độ chặt đạt K = 0.95 - Hoạt tải : các loại cống được thiết kế chịu 3 loại tải trọng : + Đoàn người 300 kg/m2 (cống dưới vỉa hè), đoàn xe H10-X60 (cống dưới đường ôtô), H30-XB80 (cống dưới đường ôtô).3- Kiểm toán kết cấu cống :Kiểm toán theo 2 nhóm trạng thái giới hạn : - Trạng thái giới hạn thứ 1 : về cường độ. - Trạng thái giới hạn thứ 3 : về sự xuất hiện vết nứt.4- Vật liệu chế tạo cống :- Bêtông : chế tạo theo công nghệ RUNG-LÕI (JUMBO); mác 300, đá 1x2 cm.- Cốt thép : Lưới thép hàn từ cốt thép các bon thấp kéo nguội có Ra = 3800 Kg/cm2.
    5- Mối nối cống : Mối nối các ống cống được thực hiện do sự ráp nối giữa đầu dương và đầu âm của các đốt cống. Vật liệu dùng để làm mối nối là joint cao su.6- Cửa cống thượng lưu và hạ lưu : Tùy theo thiết kế của từng công trình cụ thể phải đảm bảo thu và thoát nước tốt, chống được xói lở móng cống.
    III- ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG VÀ LẮP ĐẶT ỐNG CỐNG : Tùy theo chất lượng địa chất công trình tại nơi đặt cống để chọn móng cống hợp lý, kết cấu móng cống phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau : - Enền 600 kg/cm2 và không kê cống trực tiếp trên nền đá. - Khi nền đất đáy móng có sức chịu tải Rtc 2.5 kg/cm2 : có thể đặt cống trực tiếp trên nền thiên nhiên sau khi làm phẳng. - Khi nền đất đáy móng có sức chịu tải Rtc 1.5 kg/cm2 : có thể đặt cống lên lớp móng bằng đá dăm đầm chặt. - Khi nền đất đáy móng có sức chịu tải Rtc 1.0 kg/cm2 : phải đặt cống lên móng bêtông liên tục trên suốt chiều dài cống.- Khi nền đất đáy móng có sức chịu tải Rtc 1.0 kg/cm2 : phải có biện pháp gia cố nền và đặt cống trên móng BTCT. Các móng này phải liên tục trên suốt chiều dài cống, có thể đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn từng khối. Xử lý móng cụ thể tùy theo kỹ sư thiết kế
     
Đang tải...