Thạc Sĩ Thủy sản an giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam nằm trong vùng Châu Á gió mùa, là một trong những quốc gia nổi
    tiếng về nông nghiệp, đặc biệt có hai vựa lương thực thực phẩm lớn nhất đồng bằng
    sông Hồng và sông Cửu Long.
    An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế
    rất lớn về nông nghiệp, đất Nông nghiệp chiếm đến 75% diện tích đất tự nhiên chủ
    yếu là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Hai tuyến sông này cùng hệ thống
    kênh rạch chằng chịt, ao hồ rộng lớn, hàng năm có một thời gian khá dài ngập trong
    mùa nước nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang Phát triển mạnh ngành nông
    nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng khai thác thủy sản.
    Song song với nghề nông, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở An
    Giang có từ lâu đời, góp phần cải thiện được bữa ăn hàng ngày cho nhân dân đồng
    thời giải quyết được việc làm cho một lượng lớn Lao động dư thừa ở nông thôn. Hiện
    nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH
    - HĐH) để tiến tới hội nhập kinh tế thế giới thì ngành Nông nghiệp An Giang nói
    chung và thủy sản An Giang nói riêng không đơn thuần là đánh bắt, khai thác, nuôi
    trồng theo quy luật tự nhiên nữa, mà ngư dân An Giang phải kết hợp vừa tận dụng ưu
    thế về tiềm năng điều kiện tự nhiên sẵn có vừa tích cực Đầu tư mọi nguồn lực để nuôi
    trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn. Trong
    những năm gần đây An Giang đã chú ý Phát triển thủy sản phát huy một trong nhiều
    thế mạnh về sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai
    loài thủy sản đặc trưng thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá
    trị kinh tế cao nên đã thu hút rất nhiều nông dân tập trung Đầu tư sản xuất và đã mang
    lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhiều ngoại tệ và ngày càng khẳng định là một trong
    những ngành Phát triển mạnh, có hiệu quả, dẫn đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh
    tế Nông nghiệp của tỉnh.
    Thực tế An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực mà còn vươn
    lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên,
    vì lợi nhuận trước mắt nên đã xuất hiện phong trào NTTS trong tỉnh một cách ồ ạt
    không có quy hoạch, do đó làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng
    giảm và môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sau vụ kiện chống phá
    giá cá tra, cá basa của Mỹ đã gây khó khăn đối với ngành thủy sản An Giang. Ngành
    thủy sản ở An Giang cần Phát triển bền vững với sự quản lý chặt chẽ về kế hoạch sản
    xuất, phân vùng nuôi trồng song song với thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy
    sản và bảo vệ môi trường nước để Phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, chất
    lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và tạo uy tín cho hàng thủy
    sản An Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung trên con đường hội nhập
    kinh tế thế giới. Do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Thủy sản An Giang: Hiện
    trạng phát triển, định hướng và giải pháp” - để nghiên cứu nhằm phát huy lợi thế của
    tỉnh trong Phát triển thủy sản và hạn chế những tác động tiêu cực của thủy sản An
    Giang đến sự Phát triển kinh tế, Xã hội và môi trường.

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế Xã hội (KT-XH) đã có tác động đến
    ngành kinh tế thủy sản.
    - Đánh giá khái quát thực trạng Phát triển của ngành thủy sản của tỉnh An
    Giang.
    - Luận văn hướng vào phân tích, đánh giá hiện trạng phát tiển ngành thủy sản
    An Giang và đồng thời đề ra những định hướng và các giải pháp nhằm Phát triển
    ngành thủy sản tỉnh An Giang phát huy lợi thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
    đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt KT - XH và môi trường.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân của Việt
    Nam và của tỉnh An Giang.
    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự Phát triển ngành thủy sản ở An
    Giang.
    - Nghiên cứu hiện trạng Phát triển của ngành thủy sản An Giang.
    - Định hướng Phát triển thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, từ
    đó đề ra các giải pháp Phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang.

    4. Giới hạn của đề tài

    Đề tài luận văn nghiên cứu hiện trạng Phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang
    trong mối Quan hệ giữa các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, từ
    đó đề ra các định hướng Phát triển và giải pháp thực hiện cho thời gian tới. Đặc biệt,
    đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số loài thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa và
    tôm càng xanh. Đồng thời, luận văn nghiên cứu sự Phát triển thủy sản phân bố ở khắp
    các địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ 1996 - 2005.

    5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và
    Phát triển NTTS trong các vùng nước ngọt nội địa, nước lợ ven biển và nước biển.
    Do đó, thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm tiêu dùng, hàng
    hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Nhờ vậy, giá trị sản xuất và
    kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng.
    ĐBSCL là một vùng có nhiều lợi thế và tiềm năng Phát triển NTTS nhất ở
    nước ta. Trong hơn 20 năm qua, NTTS ở ĐBSCL đã khẳng định là một ngành sản
    xuất mang lại hiệu quả kinh tế Xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các
    vùng ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
    Đồng thời, tạo điều kiện cho việc Phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa
    ngành nghề.
    NTTS ở ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở
    thành một trong những ngành sản xuất chính, Phát triển rộng khắp và có vị trí quan
    trọng của nhiều tỉnh. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày
    càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần
    nâng cao giá trị xuất khẩu.
    Cùng với Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang là tỉnh nằm trong vùng
    trọng điểm số một về NTTS nước ngọt hàng hóa của cả nước. Hiện nay, vùng này đã
    trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng thủy sản nước ngọt lớn nhất Việt Nam với
    các mặt hàng xuất khẩu chính như cá tra, cá basa, cá lóc được xuất dưới nhiều
    dạng.
    Nhưng sự Phát triển sản xuất tự phát, nên NTTS ở ĐBSCL nói chung và An
    Giang nói riêng đã gặp nhiều khó khăn: thị trường tiêu thụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối
    với người sản xuất, hơn nữa làm cho môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, các vấn đề
    về nguồn nhân lực và thức ăn cho chăn nuôi cũng gây nên những khó khăn cản trở rất
    lớn đối với sự Phát triển NTTS của An Giang.
    Tiềm năng Phát triển thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL
    còn rất lớn, song về lâu dài việc Phát triển NTTS phải được tính toán trên cơ sở phát
    triển bền vững. Sự Phát triển bền vững phải được thực hiện ở cả 3 mặt: kinh tế, Xã hội
    và môi trường. Từ đó cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để Phát triển
    NTTS trong những giai đoạn tiếp theo.
    Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy
    sản Việt Nam, ĐBSCL cũng như An Giang, như:
    - “Chương trình Phát triển NTTS Việt Nam thời kỳ 1999 - 2010” - do Thủ
    tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 08/12/1999.
    - Đề án “Quy hoạch tổng thể KT - XH ngành thủy sản thời kỳ 2000 - 2010” -
    của Bộ Thủy sản.
    - Đề tài Khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy
    sản xuất khẩu của Việt Nam” - của PGS-TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác
    giả thuộc Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
    - “Quy hoạch Phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm
    2020” - Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản.
    - Một số bài tham luận có liên quan đến thủy sản tại Hội thảo khoa học “Vì sự
    Phát triển vùng ĐBSCL”
    + “Để NTTS xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở ĐBSCL” - của
    PGS.TS Hà Xuân Thông - Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
    + “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự Phát triển ĐBSCL” - của
    Bộ Thủy sản.
    + “Khoa học công nghệ trong sự Phát triển thủy sản bền vững ở ĐBSCL” -
    của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa - Viện nghiên cứu NTTS II.
    + “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản - Những
    sản phẩm chủ lực của ĐBSCL hiện nay” - của TS. Trần Xuân Hiển - Trường Chính
    trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.
    + “Những bước Phát triển mới trong kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp vùng
    ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu” - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học Xã hội vùng
    Nam Bộ.
    - “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông
    thôn vùng ĐBSCL” - Nguyễn Thanh Phương - Tại Hội thảo chuyển dịch cơ cấu kinh
    tế Nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL ở Cần Thơ, 11/2002.
    - Về phía tỉnh An Giang thì có:
    + “Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
    năm 2020” - Sở Nông nghiệpPhát triển Nông thôn An Giang (Sở NN & PTNT An
    Giang).
    + “Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang” - Luận văn
    Thạc sĩ Khoa học kỹ thuật (KHKT) - Lưu Vĩnh Nguyên - Phó ban Tuyên giáo tỉnh
    An Giang.
    - Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, các luận văn, bài viết của sinh viên
    trong và ngoài tỉnh nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như kỹ thuật
    nuôi, vấn đề xuất khẩu, vấn đề thị trường
    Các đề tài nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực
    hiện luận văn “Thủy sản An Giang: Hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp”.

    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    Địa lý học là khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang
    tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học Địa lý còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi
    phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ KHKT. Do đó khi tiến hành
    nghiên cứu thực hiện đề tài “Thủy sản An Giang: hiện trạng phát triển, định hướng và
    giải pháp”, tác giả luận văn đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên
    cứu của Địa lý học nói chung và địa lý KT-XH nói riêng để hoàn thành đề tài của
    mình.

    6.1. Phương pháp luận

    6.1.1. Quan điểm hệ thống

    Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
    thống các mối Quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy khi
    nghiên cứu vấn đề này tỉnh An Giang được coi là một hệ thống KT-XH thống nhất,
    được xem xét đánh giá quá trình Phát triển KT-XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với
    vùng ĐBSCL và cả nước.

    6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Địa lý KT-XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT-
    XH liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực
    nhằm Phát triển KT-XH của tỉnh An Giang chúng ta phải xem xét nó trong một chỉnh
    thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối Quan hệ giữa sự Phát triển với việc
    nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững. Đồng thời tìm kiếm
    những mặt tối ưu, định ra các biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy
    sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực Phát triển KT-XH của tỉnh.

    6.1.3. Quan điểm Lịch sử viễn cảnh

    Là một ngành thủy sản cũng như những ngành kinh tế khác luôn luôn vận
    động và phát triển, tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực có thế mạnh khác nhau
    tạo điều kiện cho sự Phát triển của ngành. Đánh giá chiều hướng Phát triển, sự thay
    đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại cho phép chúng ta dự báo
    viễn cảnh cho sự Phát triển kinh tế trong tương lai.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu

    Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán
    học, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, Đề tài còn sử
    dụng những phương pháp riêng đặc trưng của Địa lý học như: phương pháp phân tích
    tổng hợp, phương pháp bản đồ - biểu đồ, thực địa. Trong đó đề tài đặc biệt có ứng
    dụng phần mềm Map Info để thành lập các bản đồ.

    7. Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau:
    Chương 1: Cơ sở lí luận.
    Chương 2: Hiện trạng Phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
    Chương 3: Một số định hướng và giải pháp để Phát triển thủy sản An Giang giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
     
Đang tải...