Tiểu Luận Thủy ngân nguy cơ tìm ẩn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Tài liệu thiếu chương Kết luận - Kiến nghị. Mọi người xem xét trước khi mua nhé.


    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 2
    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 5
    2.1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG 5
    2.1.1. Định nghĩa. 5
    2.1.2. Tính chất 5
    2.1.2.1. Tính chất vật lý. 6
    2.1.2.2. Tính chất hóa học. 7
    2.1.3. Đồng vị 8
    2.1.4. Hợp chất của thủy ngân. 8
    2.1.4.1. Các hợp chất của thủy ngân (I). 8
    2.1.4.2. Hợp chất thủy ngân (II). 11
    2.1.4.3. Một số hợp chất thường gặp. 14
    2.1.5. Ứng dụng của thủy ngân. 15
    2.2. NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀ HẤP THỤ THỦY NGÂN 17
    2.2.1. Nguồn gốc phát sinh thủy ngân. 18
    2.2.1.1. Nguồn gốc tự nhiên. 18
    2.2.1.2. Nguồn gốc nhân tạo. 19
    2.2.2. Đường hấp thụ vào cơ thể. 22
    2.2.3. Quá trình hấp thụ thủy ngân. 22
    2.2.4. Quá trình phân bố thủy ngân trong cơ thể. 23
    2.2.5. Quá trình loại thải thủy ngân. 24
    2.3. ĐỘC TÍNH CỦA THỦY NGÂN VÀ CƠ CHẾ GÂY ĐỘC 24
    2.3.1. Độc tính của thủy ngân. 24
    2.3.2. Cơ chế gây độc của thủy ngân. 24
    2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY NGÂN LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI 25
    2.4.1. Môi trường. 25
    2.4.1.1. Cơ chế lan truyền. 26
    2.4.1.1.1. Trong môi trường nước. 26
    2.4.1.1.2. Trong không khí 28
    2.4.1.2. Hậu quả. 29
    2.4.2. Con người 30
    2.4.2.1. Cơ chế xâm nhiễm 31
    2.4.2.2. Cơ chế gây độc. 33
    2.5. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ- XỬ LÝ- PHÒNG TRÁNH 35
    2.5.1. Quản lý- xử lý: 35
    2.5.1.1. Trong công nghiệp: 35
    2.5.1.2. Y tế. 44
    2.5.2. Phương pháp dự phòng- phòng tránh: 44



    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Thủy ngân là một kim loại được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp cũng như trong đời sống. Thủy ngân là vật liệu chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995), thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng ; nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới; đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học .
    Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi kim loại thủy ngân, đặc biệt trong tình trạng công nghiệp hóa đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
    Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân.
    Ngày nay, nguy cơ nhiễm độc thủy ngân là ngày càng cao. Những hợp chất thủy ngân có khuynh hướng tích lũy trong đất và trầm tích, làm ô nhiễm chuỗi thức ăn và ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của con người lâu dài.Vậy câu hỏi đặt ra là sử dụng thủy ngân như thế nào để thủy ngân mãi là bạn chứ không phải là kẻ thù của con người? Những nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ đâu? Làm cách nào để phòng tránh? Bài báo cáo này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    - Tìm hiểu nguồn gốc, thuộc tính, các dạng tồn tại của thủy ngân trong môi trường.
    - Cơ chế lan truyền, gây độc của thủy ngân và những ảnh hưởng của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường.
    - Những nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và biểu hiện khi nhiễm độc.
    - Một số cách phòng tránh nhiễm độc thủy ngân.
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

    2.1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG

    2.1.1. Định nghĩa

    Thủy ngân, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Hg (từ tiếng Hy Lạp hydrargyrum hay còn gọi là nước bạc) và số nguyên tử 80. Là một kim loại chuyển tiếp nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác. Thủy ngân thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa.
    Trong thiên nhiên thuỷ ngân tồn tại ở trong các quặng sunfua (quặng xinaba) thành phần chính là HgS hàm lượng từ 0,1 – 4% (còn gọi là Thần sa hay Chu sa).
    2.1.2. Tính chất

    - Là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Nó bị phân chia thành các giọt nhỏ khi khuấy.
    - Là kim loại duy nhất có nhiệt độ sôi thấp.
    - Là kim loại được đặc trưng bởi khả năng dễ bay hơi.
    - Là một kim loại dễ dàng kết hợp với những phân tử khác như với kim loại (tạo hỗn hống), với phân tử chất vô cơ (muối) hoặc hữu cơ (cacbon).
    - Là kim loại được xếp vào họ kim loại nặng với khối lượng nguyên tử 200.
    - Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng thái lỏng, hoạt động hóa học kém hơn kẽm và cadmium.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...