Tài liệu Thương mại dưới thời pháp thuộc (1858 - 1945)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THƯƠNG MẠI DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1858 - 1945)


    Tinh thần cơ bản của chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương là: Thuộc địa Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp ., Ngành xuất cảng của nước Pháp sẽ thấy nơi đây là nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình .Pôn Dume toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 1897-1902 đã nói thẳng dã tâm của thực dân Pháp là: dứt khoát coi Việt Nam là một địa
    Thương mại dưới thời Pháp thuộc (1858-1945)

    Tư bản Pháp cuối cùng đã đặt được ách đô hộ của chúng ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của chúng là mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc để đạt siêu lợi nhuận tối đa của chúng. Vì vậy, ngay từ khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông chúng vội vàng mở mang thương nghiệp để vơ vét thóc gạo xuất cảng ngày càng nhiều sang chính quốc và nhiều nước khác trên thế giới.

    Chúng chiếm Gia Định năm 1859, nhưng ngay năm sau: 1860 chúng đã xuất khẩu 58.045 tấn gạo. Bảy năm sau, đến năm 1867 chúng đã xuất khẩu 197.889 tấn gạo và đến năm 1870 chúng đã xuất khẩu đến 230.031 tấn. Chỉ trong vòng 10 năm số nông phẩm xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần. Đến đầu thế kỷ XX trở đi, hàng năm chúng đều xuất khẩu trên dưới một triệu tấn gạo, đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Miến Điện.

    Thực dân Pháp ưu đãi bọn mại bản người Hoa: cho bọn này lãnh thầu xây cất, thu mua lúa từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lập nhà máy xay lúa gạo, cho công khai mở các loại cửa hàng độc quyền, công khai mở cả cửa tiệm thuốc phiện, sòng cờ bạc và nhà chứa.

    Nguồn lợi xuất khẩu lúa gạo, đã kích thích thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất và lôi cuốn cả giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam vào guồng máy thương nghiệp, hình thành nên tầng lớp thương nhân tư sản mại bản rất sớm và khá đông ở Sài Gòn - Gia Định đầu thế kỷ XX.

    Trong dự án chương trình hành động của toàn quyền Đông Dương do Pôn Dume gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ngày 22/3/1897, đã nói rõ trong điểm thứ tư là: Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ (Theo L'Indochine Francaise Souverir).

    Tinh thần cơ bản của chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương là: Thuộc địa Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp ., Ngành xuất cảng của nước Pháp sẽ thấy nơi đây là nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình .Pôn Dume toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ 1897-1902 đã nói thẳng dã tâm của thực dân Pháp là: dứt khoát coi Việt Nam là một địa bàn kinh doanh và phải quản lý nó như một địa bàn kinh doanh.

    Lúc đầu thực dân Pháp còn vấp phải sự cạnh tranh của thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Năm 1883 thực dân Pháp mới có 8 cửa hiệu ở Hà Nội và Hải Phòng, trong khi đó Hoa kiều có 138 cửa hiệu. Khối lượng hàng ngoại quốc nhập vào Đông Dương Hoa kiều chiếm 2/3.

    Hàng Pháp vào Việt Nam khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á vì giá thành hàng hóa các nước này hạ hơn do nhân công bản xứ của họ rẻ mạt và không tốn tiền vận chuyển như Pháp.

    Nhưng từ 1887, thực dân Pháp đã bảo hộ thương mại của chúng bằng chính sách thuế quan. Hàng Pháp vào việt Nam chỉ phải đóng thuế bằng 2,5% trị giá hàng hóa, còn hàng của các nước khác phải đóng tới 5%. Ngày 11/1/1892, thực dân Pháp lại ra một đạo luật thuế quan mới, quy định hàng Pháp được hoàn toàn miễn thuế, còn hàng hóa nước khác phải đóng thuế từ 25% đến 120% giá trị hàng hóa. Như vậy hàng hóa Pháp được tự do tràn vào Việt Nam. Nhiều công ty thương mại Pháp được thành lập từ cuối thế kỷ XIX đã tăng cường hoạt động ở khu vực này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...