Luận Văn Thương mại điện tử và triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 3/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tổng quan về thương mại điện tử:

    1. Khái niệm chung về thương mại điện tử
    1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet
    Internet làmạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu :
    1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công.
    1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại
    1967: Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (Advanced Research Project Agency Network) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet
    1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau
    1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson)
    1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London
    1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại chính;
    - .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục
    - .gov (government) thuộc chính phủ
    - .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự
    - .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại
    - .org (organization) cho các tổ chức
    - .net (network resources) cho các mạng
    1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đich thương mại
    1991: ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành cụng cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWWchính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ . thông qua Internet Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997 . Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử. Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam.

    MỤC LỤC

    I. Tổng quan về thương mại điện tử 3
    1. Khái niệm chung về thương mại điện tử 3
    1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet 3
    1.2. Khái niệm về thương mại điện tử . 4
    1.3. Quá trình phát triển của thương mại điện tử 5
    2. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 6
    2.1. Lợi ích . 6
    2.1.1. Đối với tổ chức . 6
    2.1.2. Đối với người tiêu dùng . 7
    2.1.3. Đối với xã hội 8 .
    2.2. Hạn chế 8

    II. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 9
    1. Mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử . 9
    1.1. Nguồn nhân lực cho thương mại điện tử . 9
    1.2. Ứng dụng thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp . 10
    1.3. Tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử . 12
    1.4. xây dựng website 13
    1.5. Dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử . 17
    2. Một số lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử nổi bật 19
    2.1. Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch 19
    2.2. Ứng dụng thương mại điện tử trong chứng khoán 20
    2.3. Ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ 22

    III. Các biện pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam . 25
    1. xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách 25
    2. phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông . 26
    3. xây dựng hạ tầng kiến thức và chính sách về nhân lực 27
    4. xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử 27
    5. xây dựng hệ thống thanh toán điện tử . 28
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...