Luận Văn Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội.
    Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia. Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc .cho những giao dịch kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại. Và Việt Nam – trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Tuy thương mại điện tử không còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, nhưng rất nhiều người Việt Nam thậm chí còn chưa hiểu rõ bản chất, lợi ích của thương mại điện tử chứ chưa nói đến việc áp dụng nó. Do đó, quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khách quan về quy luật vận động và phát triển thương mại điện tử để từ đó xây dựng và triển khai chiến lược phát triển lĩnh vực hoạt động thương mại này.
    Xuất phát từ những yêu cầu đó, với mong muốn mỗi người dân Việt Nam sẽ hiểu biết ngày một sâu sắc tầm quan trọng của thương mại điện tử, đưa thương mại điện tử vào trong hoạt động phát triển nền kinh tế quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của khoá luận sẽ giúp người đọc hiểu rõ khái niệm, yêu cầu, lợi ích và tầm quan trọng của thương mại điện tử nói chung và những định hướng, bước đi trong chặng đường phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng, qua đó sẽ thấy được những vấn đề bức thiết cần làm để nâng cao hiệu quả của thương mại điện tử.
    Tóm tắt khoá luận
    Khoá luận Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam gồm 03 chương:
    Chương I: Giới thiệu chung về thương mại điện tử, nêu lên những khái niệm, lợi ích và các đòi hỏi của thương mại điện tử. Mục đích là giúp bước đầu tìm hiểu về thương mại điện tử trong quá trình tiến tới một nhận thức toàn diện và để đầy đủ hơn về một thách thức đồng thời là một cơ hội mới khi tham gia vào lĩnh vực thương mại này.
    Chương II: Để hiểu rõ thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, trước hết chương II đánh giá các yếu tố về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam từ đó nêu lên tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời cũng nêu lên triển vọng về phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong tương lai.
    Chương III: Như đã đề cập ở Lời nói đầu, quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Để có các giải pháp khắc phục, trước hết cần phải có các quan điểm chủ trương đúng mức. Chương này đề cập đến hệ thống các giải pháp phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020, trong đó nêu rõ các giải pháp vĩ mô ở tầm quốc gia và các giải pháp vi mô ở cấp độ doanh nghiệp phù hợp với các quan điểm chủ trương phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
    Để tiện cho việc so sánh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Phần phụ lục nêu rõ tình hình thương mại điện tử trên thế giới và một số khu vực, quốc gia. Từ đó ta có thể xem xét, nghiên cứu, học hỏi về quá trình phát triển thương mại điện tử ở các nước tiên tiến nhằm đưa thương mại điện tử Việt Nam tiến những bước dài trên con đường phát triển.
    Mục lục
    Chương I: Giới thiệu chung về thương mại điện tử . 01
    I. Khái niệm về thương mại điện tử 01
    1. Số hoá và nền kinh tế số hoá 01
    2. Thương mại điện tử là gì? . 02
    3. Các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử 03
    4. Các hình thức hoạt động thương mại điện tử . 08
    5. Giao dịch thương mại điện tử 13
    6. Các bên tham gia thương mại điện tử 13
    7. Hình thái Hợp đồng thương mại điện tử . 14
    II. Lợi ích của thương mại điện tử . 15
    1. Nắm được thông tin phong phú 15
    2. Giảm chi phí sản xuất . 15
    3. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị 16
    4. Giảm chi phí giao dịch . 16
    5. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác 17
    6. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số hoá 17
    iii. Các đòi hỏi của thương mại điện tử . 18
    1. Hạ tầng cơ sở công nghệ . 18
    2. Hạ tầng cơ sở nhân lực 19
    3. Bảo mật, an toàn . 20
    4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động 21
    5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ . 22
    6. Bảo vệ người tiêu dùng 22
    7. Tác động văn hoá xã hội của Internet . 23
    8. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý . 24
    9. Vấn đề lệ thuộc công nghệ 27
    Chương II : Thực trạng thương mại điện tử Việt Nam 29
    I. Tình hình về hạ tầng cơ sở cho thương mại điện tử ở Việt Nam . 29
    1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 29
    2. Hạ tầng cơ sở nhân lực 33
    3. Hạ tầng cơ sở kinh tế . 37
    4. Hạ tầng pháp lý . 39
    5. Hạ tầng cơ sở chính trị xã hội . 40
    II. Các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử ở Việt Nam 41
    1. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong những năm gần đây . 41
    2. Triển vọng tương lai . 47
    Chương III: Hệ thống giải pháp phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam đến năm 2020 50
    I. Quan điểm, chủ trương và mục tiêu phát triển thương mại điện tử tại Việt nam trong điều kiện hội nhập 50
    1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử tại Việt nam trong điều kiện hội nhập . 50
    2. Chủ trương . 52
    3. Mục tiêu . 53
    II. Hệ thống các giải pháp đẩy nhanh sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập . 53
    1. Các giải pháp vĩ mô ở tầm quốc gia 55
    2. Các giải pháp vi mô ở cấp độ doanh nghiệp 66
    Phần phụ lục
    Tình hình thương mại điện tử trên thế giới và một số khu vực, quốc gia.
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...