Báo Cáo Thương mại điện tử &amp ứng dụng xây dựng mạng xã hội &amp thương mại điện tử

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

    Sự phát triển khá ngoạn mục của thương mại điện tử trong năm 2006 gắn chặt với thành tựu phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử là một công cụ quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm ứng dụng.
    Ngày 15 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử 2006 – 2010 với mục tiêu:
    Đến năm 2010 đạt mục tiêu 60% các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện giao dịch thương mại điện tử; 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết đến lợi ích của thương mại điện tử và tiến hành giao dịch thương mại điện tử; 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch thương mại điện tử; chào thầu mua sắm của chính phủ được công bố trên trang tin điện tử và ứng dụng giao dịch thương mại điện tử trong mua sắm của chính phủ.
    Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử.
    Trong nội dung báo cáo này, bằng việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn về thương mại điện tử, đồng thời áp dụng kiến thức học được từ môn E-Commerce, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Ngô Thanh Hùng, nhóm chúng em đã xây dựng thử nghiệm website thương mại điện tử SocialShops trên mô hình mạng xã hội. Đây là website thương mại điện tử C2C, cung cấp nhiều tiện ích hỗ trợ khách hàng có thể kinh doanh, tiếp cận và mua bán hàng hóa một cách thuận tiện.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1
    1.1. Khái niệm chung về thương mại điện tử. 1
    1.1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử. 1
    1.1.2. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử. 1
    1.1.3. Đặc điểm của thương mại điện tử. 3
    1.2. Lịch sử hình thành thương mại điện tử. 5
    1.3. Lợi ích của thương mại điện tử. 8
    1.3.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp. 8
    1.3.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng. 9
    1.3.3. Lợi ích đối với xã hội 10
    1.5. Hạn chế của thương mại điện tử. 10
    1.5.1. Nhóm hạn chế mang tính kĩ thuật 10
    1.5.2. Nhóm hạn chế mang tính thương mại. 11
    CHƯƠNG 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 12
    2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử. 12
    2.1.1. Thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử. 12
    2.1.2. Lợi ích của thanh toán điện tử. 13
    2.1.3. Hạn chế của thanh toán điện tử. 17
    2.1.4. Các bên tham gia thanh toán điện tử. 19
    2.1.5. Rủi ro trong thanh toán điện tử. 19
    2.2. Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. 22
    2.2.1. Quy trình thanh toán. 22
    2.2.2. Các loại thẻ được sử dụng trong thanh toán. 23
    2.2.4. Thẻ tín dụng. 27
    2.2.5. Thẻ thông minh. 28
    2.2.6. Tiền điện tử, tiền số hóa (e-cash, digital cash) 29
    2.2.7. Ví điện tử. 30
    2.3. Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) 30
    2.3.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) 31
    2.3.2. Thực trạng thanh toán điện tử EDI ở Việt nam 32
    CHƯƠNG 3: PHÒNG TRÁNH RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 33
    3.1. Vấn đề an ninh trong thương mại điện tử. 33
    3.1.1. Các rủi ro trong thương mại điện tử. 33
    3.1.2 Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. 38
    3.2. Các biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử. 40
    3.2.1. Các giải pháp mang tính kỹ thuật 40
    3.2.2. Giải pháp về pháp lý. 50
    3.2.3. Nâng cao hiểu biết và ý thức của các chủ thể tham gia thương mại điện tử. 53
    Chương 4: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ C2C TRÊN MÔ HÌNH MẠNG XÃ HỘI 56
    4.1. Mô hình thương mại điện tử C2C 56
    4.1.1. Khái niệm 56
    4.1.2. Hình thức. 56
    4.1.3. Tính chất của giao dịch. 57
    4.1.4. Một số sàn giao dịch. 57
    4.1.5. Thanh toán qua Paypal 57
    4.1.6. Thực trạng C2C 58
    4.2. Mạng xã hội và kinh doanh trên mạng xã hội 59
    4.2.1. Mạng xã hội là gì?. 59
    4.2.2. Lợi ích của việc kinh doanh trên mô hình mạng xã hội 59
    4.3. Xây dựng website thương mại điện tử trên mô hình mạng xã hội 60
    4.3.1. Mạng xã hội nguồn mở PHPFOX 60
    4.3.2. Website SocialShops. 61
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...