Tài liệu Thương hiệu Quốc gia và các chữ "Made"!

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thương hiệu Quốc gia và các chữ Made!

    .Xây dựng thương hiệu quốc gia theo kiểu “hạ quyết tâm”,

    “hướng ra thế giới”, “dàn hàng ngang tiến lên”, “làm tốt mọi thứ”,

    “nâng cấp mọi thứ”, “đáp ứng mọi nhu cầu”, muốn “made in

    Vietnam” và “made by Vietnam” có mặt khắp mọi nơi, chắc chắn

    sẽ dẫn đến thất bại .“Made in Vietnam” và “made by Vietnam”

    không tạo nên thuộc tính của thương hiệu quốc gia. Thuộc tính

    của thương hiệu quốc gia phải gắn liền với sự khác biệt
    (differentiation) và chất lượng cảm nhận (perceived quality).

    Thuộc tính là, khi nói đến tên quốc gia, người ta liên tưởng đến

    điều gì; điều đó có gì khác biệt so với các quốc gia khác.

    Chuyên mục Thương hiệu quốc gia của Thời báo Kinh tế Sài Gòn

    số 31, ngày 24-7-2008 có bài viết của tác giả Giản Tư Trung với

    tựa đề “Made in” hay “made by”?, trong đó có những phân tích rất

    sâu sắc về hai khía cạnh “made in Vietnam” (làm tại Việt Nam) và

    “made by Vietnam” (tạo ra bởi người Việt). Trong bối cảnh có quá

    nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề thương hiệu quốc gia,

    trong đó, có cả những quan điểm trái ngược nhau, bài viết của

    tác giả đã gợi mở một cách nhìn mới vượt ra khỏi phạm vi lãnh

    thổ của quốc gia, hướng đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài, hướng đến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam

    đang hoạt động ở nước ngoài, xem đó là những tác nhân không

    thể thiếu trong hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia.

    Tuy vậy, cần phải hiểu rằng, thương hiệu quốc gia không chỉ

    dừng lại ở “made in” hay “made by”. “Made in” hay “made by”,

    suy cho cùng, chỉ liên quan đến sản phẩm cụ thể - được làm ra ở

    đâu, làm ra bởi ai. Nếu chỉ là sản phẩm hay dịch vụ thì cần phải

    kể luôn đến những dạng “made” sau đây:

    - “Made for” (làm cho ai); ví dụ, hàng dệt may Việt Nam (made in

    Vietnam), nhưng lại làm cho thị trường Mỹ (made for USA), nên

    chất lượng phải cao, và Việt Nam cũng tự hào khi làm được hàng

    chất lượng cao để xuất cho thị trường khó tính như Mỹ;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...