Luận Văn Thương hiệu Hàng hóa hội nhập vào thị trường thế giới và thị trường Mỹ.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thương hiệu Hàng hóa hội nhập vào thị trường thế giới và thị trường Mỹ.




    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiệp định thương mại Việt- Mỹ chính thức được chính phủ hai nước thông qua đã đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ kinh tế hai nước, mở ra một hướng làm ăn mới đầy thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
    Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang tiến hành rất nhiều các hoạt động nhằm đẩy mạnh việc đưa hàng hoá của doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường Mỹ. Nhưng khó khăn đặt ra cho các loại hàng hoá này còn rất nhiều. Chúng ta biết thị trường Mỹ là thị trường cạnh tranh ác liệt và tiêu thụ rất lớn. Rất nhiều các đối thủ cạnh tranh nổi tiếng đã từng cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế và được nhiều người biết đến những thương mại hiệu nổi tiếng như: Versace, Lascote.v.v .
    Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì khó khăn trước mắt là làm thế nào để người tiêu dùng Mỹ chấp nhận hàng hoá của chúng ta, thương hiệu hàng hoá của Việt Nam .
    Thị trường Mỹ là thị trường của thương hiệu. Chúng ta bắt buộc phải có một thương hiệu chính thức cho mỗi hàng hoá của mình. Thương hiệu đó trong tương lai gần đây trên thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, người tiêu dùng chấp nhân và đón nhận nó. Hiện nay hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ chỉ giới hạn trong một mặt hàng do đại bộ phận còn hạn chế về tiềm lực, không đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng nước ngoài. Trước mắt triển vọng nhất là hàng may mặc, thực phẩm, hải sản .
    Bài viết này đề cập chủ yếu vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm áo sơ mi may sẵn của Công ty May 10 xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do kiến thức và khả năng có hạn nên còn có những sai sót. Em rất mong được sự đánh giá và góp ý của thầy giáo để đề án này hoàn thành tốt.
    Em xin chân thành cảm ơn.

    PHẦN I
    THƯƠNG HIỆU HÀNG HOÁ - MỘT TÀI SẢN ĐẶC BIỆT CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG
    THẾ GIỚI VÀ THỊ TRƯỜNG MỸ.

    I- Thương hiệu hàng hoá - một tài sản đặc biệt
    1- Khái niệm về nhãn hiệu
    Là tên, thuật ngữ, biểu tượng hay kiểu sáng, hoặc một sự kết hợp những yếu tố đó nhằm xác định hàng hoá hay dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thức của các đối thủ cạnh tranh.
    2- Thương hiệu
    Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký, được người tiêu dùng chấp nhận và được cơ quan pháp lý bảo vệ trong phần khu vực đã đăng ký.
    3- Thương hiệu - một tài sản đặc biệt. Cách nhìn nhận của các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về giá trị của nhãn hiệu.
    Theo sự nhìn nhận của các nhà doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Châu Âu nói riêng thì thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp , nó mang lại một giá trị vô hình cực kỳ to lớn, là đáng giá nhất đối với một Công ty. Không vì thế thì làm sao tập đoàn Danone đã chi 2,5 tỷ USD cho Naobisco Europe, với tỷ lệ giá vón/ lợi nhuận tương đương 27 làn so với lợi tức của nó. Cách đánh giá và nhìn nhận đã thay đổi từ chỗ chỉ có những giá trị tài sản hữu hình mới có gái trị tài sản hữu hình mới có giá trị đối với những Công ty đến việc nhận thức rằng tài sản quan trọng nhất là thương hiệu của họ vốn vô hình và không cụ thể. Điều này lý giải sự nghịch lý rằng thậm chí một Công ty đang bị thua lỗ vẫn được mua với giá rất cao chỉ vì những nhãn hiệu nổi tiếng mà chúng có. Những nhà quản trị của Ebel - Jellinek, một tập đoàn Thuỵ Sỹ - Mỹ đã phát biểu khi họ mua lạinhãn hiệu Look: "Công ty đang thua lỗ nhưng nhãn hiệu không mất đi tiền năng vốn có của chúng". Đối với họ giá trị của một nhãn hiệu xuất phát từ khả năng giành được một ý nghĩa vượt trội, chủ động và riêng biệt trong tâm trí của người tiêu thụ.
    Còn đối với Việt Nam thì sao? Hiện nay theo như thống kê thì việc các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bản quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá ở trong nước còn rất khiêm tốn chứ đừng nói là tại nước ngoài. Một số doanh nghiệp mới chỉ tiến hành đăng ký sử dụng độc quyền nhãn hiệu ở trong nước nên đến khi mang sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài thì nhãn hiệu đó đã bị một hãng khác của nước ngoài sử dụng mất, điển hình là hãng cafê Trung Nguyên khi đưa sản phẩm của mình vào thị trường Nhật Bản, Mắm Phú Quốc của Thái Lan, thuốc lá Vinataba của Inđônêxia . Điều đó chứng tỏ đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận vấn đề một cách có khoa học và nghiêm túc. Có lẽ họ chỉ cho đó chỉ là một cái tên hàng hoá đơn thuần mà chưa thấy hết được tầm quan trọng của nó. Và đó là một thực tế mà chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận lại một cách đúng đắn trong quá trìh nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới
    II- Các vấn đề liên quan đến thương hiệu
    1- Vấn đề đánh cắp thương hiệu và hành lang pháp lý bảo vệ quyền thương hiệu
    Hiện nay vấn đề đánh cắp và lấy mất thương hiệu xẩy ra rất phổ biến, nhất là tại các nước đang phát triển do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
    Thứ nhất là do chính chủ thể doanh nghiệp chưa hiểu hết tầm quan trọng về giá trị vô hình mà nhãn hiệu mang lại. Do đó không có sự quản lý thật sự chặt chẽ và mang tính chiến lược. Ngay từ việc đăng ký bản quyền là bước sơ khai đầu tiên để đảm bảo cho nhãn hiệu hay thương hiệu không bị đánh cắp hoặc bị lấy mất và đây cũng là vấn đề nhức nhối đang xẩy ra ngay tại Việt Nam.
     
Đang tải...