Mục Lục Lời mở đầu . 2 Công ty viễn thông Viettel (Viettel Telecom) . . 3 Lý do lựa chọn thương hiệu viettel : 3 Ấn Tượng Mạnh Mẽ Nhất Mà Viettel Mang Lại Cho Người Tiêu Dùng 8 Siêu Thị BIG C . 10 Vị trí hàng đầu của BIG C. . 11 Ấn tượng manh mẽ mà BIG C mang đến cho khách hàng. 17 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) 20 Vì sao là thương hiệu hàng đầu: 23 Ấn tượng mạnh nhất mang lại cho người tiêu dùng việt nam: 24 SAMSUNG Vina 25 Lý do lựa chọn thương hiệu: 27 Ấn tượng của Samsung mang đến người tiêu dùng : 28 Tập đoàn Nokia : . 30 Tổng kết: . 37 Những thương hiệu hàng đầu việt nam Lời mở đầu Trong bối cảnh hiện nay và tương lai, thị trường TpHCM, cả nước và xa hơn nửa là thị trường khu vực và thế giới, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt; trong ngành công nghiệp bán lẻ, Công nghệ thông tin cũng như trong lĩnh vực điện - điện tử gia dụng đã, đang và sẽ xuất hiện những nhà sản xuất kinh doanh trong nước, liên doanh, cho ra những sản phẩm cùng mang rất nhiều những nhãn hiệu khác nhau .Chưa kể sau khi gia nhập AFTA, WTO thì hàng hóa bên ngoài còn có thể tham gia thị trường trong nước. Chưa bao giờ khách hàng lại có cơ hội tha h chồọn lựa như vậy. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà doanh nghiệp là làm sao để khách hàng biết đến sự hiện diện của mình, đặt niềm tin ở mình, có tình cảm và yêu thích sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu của mình, lựa chọn mua và cảm thấy tin tưởng, tự hào khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên để đạt được tất cả những điều trên thì ngay cả những công ty lớn có tiềm lực mạnh và bề dày lịch sử cũng mong muốn đạt được và duy trì lâu dài. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, việc đạt được những mục tiêu khiêm tốn hơn khi khách hàng nhận biết và chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình trong một rừng những nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ cùng của đối thủ cạnh tranh đã là thành công và là bước đầu để tiếp tục đưa thương hiệu của mình lên những tầm cao mới sau này, đem vào trong thương hiệu của mình những giá trị vô hình, đó là những cảm xúc, tình cảm, hay một biểu tưởng về chất lượng, quyền lực, sự thành đạt, niềm đam mê quyến rũ hay là sự trẻ trung, sành điệu, . Thương hiệu giờ đây đã là linh hồn của sản phẩm, là vũ khí đem lại lợi thế cạnh tranh và là tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh trong tương lai sẽ là sự cạnh tranh giữa những thương hiệu với nhau, thông qua định vị mà chiếm giữ những phân đọan thị trường khác nhau; khi đó những thương hiệu không có tên tuổi sẽ khó còn cơ hội cạnh tranh hoặc chỉ sống bằng những h ạot động kinh doanh mà giá trị gia tăng mang lại sẽ rất thấp. Nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa với nhiều cơ hội và khơng ít thch thức song hnh. Họ không chịu quẩn quanh mãi trong cái “ao làng” nhỏ hẹp về địa lý và nhận thức mà luôn muốn “vươn ra biển lớn” để mở rộng thị trường, để hàng hóa, dịch vụ đến với cộng đồng rộng lớn hơn, để cuối cùng là mang lại lợi nhuận và lợi ích xã hội cao hơn