Tiểu Luận Thuốc trừ sâu vi sinh vật có vai trò như thế nào trong hoạt động nông nghiệp. Hãy lấy dẫn chứng cụ t

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu


    Do nhu cầu cần thiết của thực tế để bảo vệ cây trồng, đảm bảo đủ lương thực cung cấp cho xã hội mà việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi nhất trong nông nghiệp tiếp đó là hộ gia đình, thậm chí cả trong y khoa. Sử dụng thuốc trừ sâu là một nhân tố làm gia tăng sản phẩm nông nghiệp trong thế kỷ 20.
    Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có nguy cơ làm biến đổi hệ sinh thái và tích lũy trong chuỗi thức ăn. Khi sự tồn tại của nó là không kiểm soát được nữa. Tùy thuộc vào loại thuốc và điều kiện môi trường như ôxy, ánh sáng mặt trời, gió, nhiệt độ, độ ẩm, hoạt tính của đất, loại đất .Thuốc trừ sâu được phát tán đi rất xa nơi nó được sử dụng bởi gió hơi nước, nước mưa, nước ngầm, suối, sông và trong các mô cơ thể người và động vật. Một loại thuốc trừ sâu thường biến đổi sau khi sử dụng thành một hoặc nhiều chất chuyển hoá mà các chất này có thể có tính chất hóa học và độc tính khác với hợp chất ban đầu. Trong nhiều trường hợp, các chất chuyển hóa bền vững và độc hơn loại thuốc trừ sâu sử dụng ban đầu.
    Thuốc trừ sâu (TTS) hóa học có phổ độc tính rộng cho động vật, thực vật và cả phiêu sinh thực vật. Người sử dụng thuốc trừ sâu chỉ để diệt khoảng 0,5% số loài, trong khi thuốc trừ sâu sử dụng có thể tác động lên toàn thể sinh vật. Nhiều thuốc trừ sâu tồn lưu lâu dài trong môi trường.
    Trước những năm 1940, phần lớn TTS là các hợp chất của arsen, thủy ngân, đồng hoặc chì. Các chất này không đễ tan trong nước và dư lượng của chúng tồn trữ trong thực phẩm. TTS hữu cơ tổng hợp bao gồm các hydrocacbon có chứa clo như DDT, aldrin, dieldrin, chlordane, dendrin và toxaphene. Do đặc tính khó tan trong nước và có khuynh hướng gắn kết với các hạt đất theo con đường hóa học và gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt. Ví dụ, chlordane, một loại thuốc trừ sâu bền vững được sử dụng phổ biến để diệt mối cho đến khi bị cấm sử dụng vào năm 1989. Loại thuốc này vẫn có thể tìm thấy trong nước uống ở nhiều khu vực trên thế giới.
    TS Dick Irwin, một chuyên gia Hoa Kỳ nổi tiếng về ngộ độc đã nhận định rằng:” Hoá chất đã thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trong những nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của con người. Bệnh tật bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu trong tử xuất của loài người vào cuối thế kỷ XX và sẽ qua cả thế kỷ XXI nữa”.

    Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp sản xuất TTS vừa có khả năng bảo vệ cây trồng phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm mà không gây ô nhiễm môi trường, không phá vỡ khu hệ thiên địch trong sinh quần nông nghiệp, không để lại dư lượng trong nông sản đặc biệt không gây độc hại đối với con người và động vật máu nóng. Từ đó các nhà khoa học đã đưa ra phương pháp nghiên cứu TTS sinh học.
    TTS sinh học thực sự đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra nếu sử dụng đúng cách thì hiệu quả sẽ mở rộng dần, bền vững và lâu dài. Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng bắp cải cho thấy chế phẩm Bt diệt được gần 90% sâu hại, so với gần 80% của TTS hóa học. TTS sinh học có thể làm giảm bớt hậu quả do sinh vật hại gây ra.
    Ngày nay TTS sinh học đã chiếm phần lớn thị trường TTS trên thế giới,cũng như ở nước ta. Ngoài việc dùng làm TTS, hiện nay người ta đã tách một số gen từ các loài vi khuẩn ghép vào hệ thống gen của cây để tạo các giống cây kháng sâu như bông kháng sâu xanh, giống lúa kháng sâu đục thân, sâu cuốn lá, giống ngô kháng sâu . Việc sử dụng kết hợp cùng với các biện pháp kĩ thuật bảo vệ thực vật khác một cách hài hòa hợp lí sẽ tạo ra hiệu quả cao và có được một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...