Tài liệu Thuộc họ: Hoà Thảo

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở rừng Mao trúc trưởng thành , chỉ có thân ngầm mới sinh được măng
    thân ngầm và măng thân khí sinh. Mỗi năm chỉ phát sinh một đợt sinh măng
    thân khí sinh và một đợt sinh thân ngầm. Chồi măng thân khí sinh ngủ suốt
    mùa hè - thu, tới cuối tháng 10 lần lượt chuyển sang trạng thái hoạt động
    sinh trưởng khi nhiệt độ đất còn cao. Đến giữa mùa Đông trước tết âm lịch
    là thời kỳ lạnh nhất, măng bắt đầu tiếp cận mặt đất hoặc ló ra khỏi mặt đất
    và gặp không khí lạnh chúng chuyển sang trạng thái ngủ và tạo nên vụ măng
    đông. Sang mùa xuân khi thời tiết ấm trở lại nhiệt độ vượt qua 100 C, măng
    đông lại chuyển sang trạng thái hoạt động và tạo nên vụ măng xuân. Vụ
    măng xuân kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5, rộ nhất là trung tuần tháng 4.
    Từ tháng 6 đến cuối tháng 9, khi phần lớn măng khí sinh đã trổ
    lá non, thân ngầm cũng bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Cuối thời kỳ
    này một số măng thân ngầm có thể lộ khỏi mặt đất, tuy kích thước nhỏ
    nhưng ăn rất ngon và bán được giá cao.
    Với cây mới mọc từ hạt, từ khi nảy mầm cho đến 3 - 4 năm đầu
    tiên, quy luật phát sinh hoàn toàn khác. Các đợt măng khí sinh và thân ngầm
    phát sinh đồng thời và liên tục, không phân chia mùa vụ. Ngoài ra ở giai
    đoạn này, phần gốc thân khí sinh cũng có thể ra măng bao gồm cả măng thân
    khí sinh và măng thân ngầm. Đặc điểm này rất giống tập tính của Tre sặt và
    các loài trong chi Arundinaria. Tuổi càng cao thì khả năng đẻ măng liên tục
    và khả năng đẻ thân ngầm của thân khí sinh sẽ mất dần và chỉ còn thân ngầm
    là có khả năng đẻ măng khí sinh và măng thân ngầm.
    Vì lẽ đó , khi có hạt giống, cần tích cực khai thác đặc điểm này
    để nhân nhanh số lượng cây con.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...