A.MỞ ĐẦU: I. Giới thiệu chung: Trong tự nhiên có rất nhiều yếu tố làm hạn chế sự phát triển của dịch hại. Tuy nhiên trong trồng trọt, để phòng trừ dịch hại, tác động của con người nhằm tiêu diệt hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các loài dịch hại là rất quan trọng và cần thiết. Để đạt được mục đích trên, con người có thể dùng nhiều biện pháp, tác nhân có khả năng gây nguy hiểm cho đời sống của dịch hại. Các biện pháp tác nhân này thường tiêu diệt dịch hại, hoặc ngăn ngừa sự lây lan của chúng từ vùng này sang vùng khác, hoặc làm giảm mật số của chúng trong một vùng nhất định Hiện nay các biện pháp sau đây thường được sử dụng riêng rẽ hoặc đồng thời để phòng trừ dịch hại: Biện pháp canh tác Biện pháp cơ học Biện pháp lí học Biện pháp hóa học Biện pháp kiểm dịch thực vật Phòng trừ tổng hợp Ngày nay trên thế giới đang phát triển xu hướng phòng trừ dịch hại bằng cách sử dụng kết hợp một cách hài hòa, hợp lý nhiều biện pháp, kể cả việc phát huy những nhân tố có sẵn trong tự nhiên có khả năng gây bất lợi cho sự phát triển của dịch hại. Trong số các biện pháp phòng trừ dịch hại kể trên, hiện nay biện pháp hóa BVTV vẫn còn chiếm ưu thế, mặc dù người ta đã chỉ ra nhiều nhược điểm của việc dùng hóa chất độc trong phòng trừ dịch hại. II. Vai trò và ý nghĩa của biện pháp hóa học BVTV trong sản xuất nông nghiêp: Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số cùng với xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, môt hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người cần phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá học được coi là quan trọng. Ưu điểm: Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng được sự lan tràn phá hoại của sâu, bệnh và các sinh vật gây hại khác. Đặc biệt là khi xảy ra các trận dịch, sử dụng hóa chất để phòng trừ tỏ ra hữu hiệu. Cho hiệu quả trực tiếp, rõ rệt, tương đối triệt để, nhất là khi dùng để trừ dịch hại (sâu, chuột .) trong nhà kính, kho chứa nông sản, hàng hóa. Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách rõ rệt. Dễ ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau. Nhược điểm * Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật: - Thuốc BVTV thường có phổ độc rộng với nhiều loại sâu nên được sử dụng rất linh hoạt. Sử dụng với nồng độ cao, tổng lượng cao ==> tác động đến mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp lá, thân, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản. - Khi sử dụng không hợp lý ==> tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, trong nước; làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật. - Sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng giống nhau ==> làm xuất hiện các quần thể dịch hại kháng thuốc. * Ảnh hưởng đến môi trường: - Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách ki ngắn ==> ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản. - Thuốc hóa học bảo vệ thực vật với lượng lớn, tích lũy trong lương thực, thực phẩm ==> Tác động xấu đến sức khỏe của con người và nhiều loại vật nuôi - Từ đất, nước thuốc hóa học bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy sinh và nông sản, thực phẩm ==> vào cơ thể con người gây ngộ độc và gây một số bệnh hiểm nghèo. Vì vậy để sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu chúng và thực hiện đúng nguyên tắc “bốn đúng”: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách. Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu mối quan hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh, phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp.