Luận Văn Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiệnnay


    Lời mở đầu 4Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6
    1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 6
    2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển
    của kinh tế 8
    3. Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập
    khẩu hiện hành . 14
    4.Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải
    chống thất thu thuế nhập khẩu 23
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHO HIỆN TƯỢNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 28
    I Tình hình xuất nhập khẩu trong mấy năm gần đây . 28
    1. Đánh giá chung 28
    2. Thị trường xuất nhập khẩu năm 2004 có nhiều chuyển
    biến tích cực 30
    II.Tình hình thu thuế nhập khẩu hiện nay 32
    1. Cơ sở tính thuế 32
    2. Quy trình tính và thu thuế . 36
    3. Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu 36
    III. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu
    thuế xuất nhập khẩu ở Việt nam . 41
    1. Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở,
    thiếu chặt chẽ và phức tạp . 41
    2. Do buôn lậu và gian lận thương mại 43
    2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trên các tuyến biên giới, và các phương thức vận chuyển .45
    2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc 45
    2.1.2 Tuyến biên giới miền trung .45
    2.13 Tuyến biên giới Tây nam .45
    2.1.4 Tuyển đường biển .46
    2.1.5 Tuyến đường hàng không 47
    2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức. 47
    2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu47
    2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa. 49
    2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng hóa. 49
    2.2.4 Thông qua tình trạng tạm nhập tái xuất .49
    2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước .50
    khi nhập hàng.
    3. Do tình trạng nợ thuế . 50
    4. Một số nguyên nhân khác 51
    4.1 Do sự yếu kém của cán bộ Hải quan .51
    4.2 Do công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt 51
    4.3 Do dân trí về thuế chưa cao .51
    4.4 Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn 52
    Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 53
    I Những quan điểm cơ bản của việc chống thất thu thuế xuất nhập khẩu .53
    1. Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi ích
    của nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế . 53
    2. Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước . 53
    3. Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải
    cùng được coi trọng 54
    4. Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động 54
    chống thất thu thuế
    II. Mục tiêu cơ bản của chống thất thu thuế nhập khẩu . 54
    III. Kinh nghiệm chống thất thu thuế ở một số nước . 55
    1. Ở Pháp 55
    2. Ở Singapo .56
    3. Ở Đan mạch .57
    IV.Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu . 58
    1. Tiến tới xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu hoàn thiện hơn,
    phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của đất nước . 58
    2. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại . 63
    3. Cải tiến cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu: . 67
    V.Điều kiện để thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế 69
    1. Về con người 69
    2. Về khoa học kỹ thuật . 69
    3. Về phía hải quan 70
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thuế xuất nhập khẩu hiện nay đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước, là một trong các phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thông qua thuế xuất nhập khẩu có thể quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng người tiêu dùng
    Nhưng hiện nay tình trạng thất thu thuế nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến, thông qua nhiều hình thức khác nhau, lợi dụng các đối tượng và kẽ hở của pháp luật mà các đối tượng trốn thuế thực hiện hành vi của mình. Thất thu thuế không những chỉ diễn ra ở các địa bàn biên giới, vùng biển, hàng không, các đơn vị kinh tế quốc doanh mà còn diễn ra ở các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, mua bán nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất
    Thất thu thuế nhập khẩu không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Khi thất thu thuế nhập khẩu công cụ quản lý bằng thuế giảm tính hiệu lực không còn phát huy tác dụng của nó. Từ nó làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với Việt nam nhu cầu nhập khẩu còn đang lớn do vậy thất thu thuế nhập khẩu đối với Việt nam càng càng là vấn đề nổi cộm hơn. Trên cơ sở đó việc thực hiện đề tài: Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Thuế xuất nhập khẩu là một trong các công cụ thực hiện quản lý hoạt động thương mại. Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm có những hiểu biết về lý luận thuế xuất nhập khẩu, mối quan hệ giữa thất thu thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu. Đánh giá thực trạng thất thu thuế nhập khẩu hiện nay. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp đề khắc phục thực trạng trên. Qua đó góp phần tăng thu ngân sách, bảo hộ sản xuất thúc đẩy quan hệ thương mại
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay và các nguyên nhân của nó. Trong giới hạn một chuyên đề thực tập tốt nghiệp người viết chỉ xin đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu, một số giải pháp nổi bật nhằm khắc phục tình trạng thất thuế nhập khẩu trong thời gian tới ở Việt nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đánh giá chính xác thực trạng thất thu thuế để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp người viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-lênin, kết hợp với các biện pháp so sánh đối chiếu, phân tích dựa trên các số liệu tài liệu có sẵn.
    5. Kết cấu của đề tài
    Đề tài được kết cấu thành ba phần chính;
    Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế.
    Chương 2: Thực trạng thất thu thuế nhập khẩu và các nguyên nhân.
    Chương 3: Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu.
     
Đang tải...