Tiểu Luận Thuế tối ưu

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thuế tối ưu

    Tiểu luận cao học trường ĐH kinh tế TP.HCM. (có hình và sơ đồ)

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TỐI ƯU VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
    1.1. Khái niệm thuế tối ưu:
    - Thuế tối ưu là cơ cấu thuế làm tối đa hoá phúc lợi xã hội, trong đó có tính đến sự cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước.
    1.2. Khái niệm gánh nặng phụ trội:
    - Gánh nặng phụ trội là phầ tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá só thuế thu được. Gánh nặng phụ trội còn gội là chi phí phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng.
    1.3.Tác động thay thế và tác động thu nhập:
    Ban Đầu, đường ngân sách là IL, tiêu dùng tại A, số lượng X tiêu thụ là X1. Khi giá X tăng lên sẽ làm đường ngân sách kéo đến II’, tiêu dùng tại B, số lượng X tiêu thụ là X3. Giả sử, chính phủ trợ cấp nhằm bù lại khoản thiệt hại do tăng giá X thì đường ngân sách kéo đến KK’, tiêu dung tại C, số lượng X tiêu thụ là X2.
    Khoảng cách từ X1 đến X2 là phản ánh sự thay đồi do tác động thay thế
    Khoảng cách từ X2 đến X3 là phản ánh sự thay đồi do tác động thu nhập.
    Giải thích tương tự với hàng hoá cấp thấp:
    CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VỀ THUẾ TỐI ƯU2.1. Thuế hàng hoá tối ưu2.1.1. Dẫn nhậpGiả sử ông A tiêu thụ hai hàng hóa X, Y và có thời gian nhàn rỗi l. Giá hai loại hàng hóa lần lượt là Px và Py, tiền lương là w (giá cả của thời gian nhàn rỗi). Số giờ tối đa một năm ông A có thể làm việc là [​IMG]cố định. Do đó, thu nhập của ông A là w([​IMG] - l).
    Giả sử ông A dùng tất cả thu nhập để chi tiêu hai hàng hóa X và Y, giới hạn ngân sách của ông A là:
    w([​IMG] - l) = PxX + PyY[​IMG] w[​IMG]= PxX + PyY + wl
    Trong đó, w[​IMG] là giá trị của toàn bộ thời gian ông A làm việc cũng như số thu nhập mà ông A kiếm được.
    Giả sử chính phủ đánh thuế tỷ lệ (t) lên các hàng hóa X, Y và l, ta có:
    w[​IMG]= (1 + t) PxX + (1 + t) PyY + (1 + t) wl (1)
    Chia hai vế phương trình cho (1 + t), ta có:
    [​IMG] w[​IMG]= PxX + PyY + wl (2)
    Kết hợp cả hai phương trình trên, có thể nhận xét:
    Thuế đánh vào các loại hàng hóa và thời gian nhàn rỗi với thuế suất (t) như nhau tương đương với việc giảm giá trị thời gian làm việc tối đa/năm. Vì w, [​IMG]cố định nên w[​IMG]cũng cố định
    Với giả định dù bất kỳ giá trị tiền lương nào, một cá nhân không thể thay đổi thời gian làm việc tối đa của mình trong năm, cho nên thuế tỷ lệ đánh vào thời gian làm việc tối đa có tác dụng như thuế khoán. Phân tích trên cho thấy, thuế khoán không tạo ra gánh nặng phụ trội. Vì vậy, các loại thuế với mức thuế suất như nhau đánh vào tất cả các hàng hóa thì tương đương như thuế khoán và không tạo ra gánh nặng phụ trội. Tuy nhiên, trên thực tế, không có chuyện chính phủ đánh thuế vào thời gian nhàn rỗi (l), do đó, gánh nặng phụ trội là không thể tránh khỏi.
    Chính sách đánh thuế hàng hóa tối ưu là lựa chọn các mức thuế suất đánh vào hai hàng hóa X, Y sao cho gánh nặng phụ trội từ việc gia tăng thuế là ít nhất có thể, như vậy, biện pháp đơn giản nhất là đánh thuế vào hàng hóa X, Y với cùng một mức thuế suất như nhau còn gọi là thuế trung lập
    2.1.2. Quy tắc Ramsey2.1.2.1. Nguyên lýVề nguyên lý, muốn tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội tổng thể, thì gánh nặng phụ trội biên của đô la thuế cuối cùng thu được từ mỗi hàng hóa phải như nhau
    2.1.2.2. Giả định:- Xã hội có hai hàng hóa X, Y
    - X và Y là hai loại hàng hóa không liên quan đến nhau ( Không phải là hàng hóa thay thế nhau hay hàng hóa bổ sung cho nhau).
    .
    Đường cầu hàng hoá X là Dx. Giả sử ông A có thể mua hàng hóa X trên thị trường với giá [​IMG] thì đường cung hàng hóa X là đường nằm ngang.
    2.1.2.3. Phân tích gánh nặng vượt biên cho hàng hóa X- Tính toán gánh nặng phụ trội biên.
    Chính phủ đánh u[SUB]x [/SUB]thuế vào hàng hóa X làm nhu cầu hàng hóa giảm từ X[SUB]0 [/SUB]xuống X[SUB]1 [/SUB]([​IMG]), gánh nặng phụ trội của thuế là diện tích tam giác S(abc).
    Giả sử Chính phủ tăng thuế thêm 1 đơn vị, mức thuế là (u[SUB]x[/SUB]+1), giá cả tăng P[SUB]0[/SUB]+(u[SUB]x[/SUB]+1) làm nhu cầu hàng hóa giảm [​IMG]tại mức [​IMG], gáng nặng phụ trội là S(fec).
    Gánh nặng phụ trội biên là chênh lệch giữa 2 tam giác abc và fec là diện tích hình thang (fbae), ta có:
    S(abfe) = 1/2[​IMG]{[​IMG]+ ([​IMG]+ 1)}= [​IMG]+ 1/2[​IMG](1)
    Độ dốc đường cầu:
    Dx=[​IMG]=[​IMG][​IMG][​IMG](2)
    Vì 1/2[​IMG]là rất nhỏ nên có thể bỏ qua (3)
    Từ (1), (2), (3) [​IMG] S(fbae)[​IMG][​IMG][​IMG]
    Như vậy, gánh nặng phụ trội biên là [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...