Tài liệu Thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước [Bài giảng Luật Thuế 56 trang]

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước:
    1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào hành vi thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước:
    Trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện nay, những sắc thuế sau đây điều tiết vào hành vi tác động vào một số tài sản:
    - Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước.
    - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Do đó, việc nhà nước điều tiết thuế vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp là hợp lý – nhằm trích một phần thu nhập từ hành vi sử dụng đất vào NSNN.
    - Thuế tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thông nhất quản lý và giao cho các tổ chức, cá nhân khai thác. Hành vi khai thác tài nguyên bên cạnh việc tác động đến tài sản của nhà nước thì còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của thế hiện hiện tại và tương lai. Vì vậy, thu thuế đối với hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là điều cần thiết.
    Khái niệm cơ bản về pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước như sau: pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất và thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước.
    2. Đặc điểm của thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản:
    Một là, thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản là loại thuế trực thu.
    Hai là, đối tượng chịu thuế là các tài sản mà cụ thể là hành vi sử dụng tài sản (đất nông nghiệp, đất ở, đất xây dựng công trình, nhà ở) hoặc hành vi khai thác tài sản (thuế tài nguyên).
    Thứ ba, với thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, nhà nước đã gián tiếp kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng các loại tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước (đất, tài nguyên) hoặc kiểm tra việc đăng ký xác lập quyền sở hữu tài sản (đối với nhà ở).
    B- Nội dung pháp luật thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản:
    1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
    1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
    Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) là loại thuế thu vào hành vi sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
    a. Đặc điểm:
    Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất sử dụng với mục đích nông nghiệp còn gọi là đất nông nghiệp.
    Thứ hai, đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi sử dụng một trong các loại đất thuộc đối tượng chịu thuế gọi chung là hộ nộp thuế (Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993 và Điều 1 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993).
    Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế sử dụng đất nông nghiệp là nhằm điều tiết một phần thu nhập từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vào ngân sách Nhà nước trên cơ sở đó Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý quỹ đất nông nghiệp.
    1.2. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
    Về bản chất, thuế sử dụng đất nông nghiệp điều tiết vào hành vi “sử dụng” đất vào mục đích “nông nghiệp”. Vì vậy, trường hợp không thỏa mãn đồng thời hai điều kiện trên thì không là đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993, Điều 3 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 và khoản 3 mục I Thông tư 89-TT ngày 9/11/1993 thì các loại đất sau đây không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp được chia thành 3 nhóm:
    - Nhóm không có hành vi tác động (sử dụng) của tồ chức, cá nhân:
    + Đất rừng tự nhiên;
    + Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng.
    - Nhóm đất sử dụng không phải vì mục đích nông nghiệp:
    + Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà, đất;
    + Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
    + Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở.
    - Nhóm khác:
    + Đất do Uỷ ban nhân dân các cấp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê dùng vào sản xuất nông nghiệp đã thu tiền thuê đất (có bao hàm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp) (trừ Uỷ ban nhân dân xã cho thuê đất dành cho nhu cầu công ích của xã đã đề cập ở trên);
    + Hồ chứa nước cho nhà máy thuỷ điện có kết hợp dịch vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản;
    + Hồ, đầm vừa dùng vào kinh doanh, du lịch, dịch vụ có kết hợp nuôi trồng thuỷ sản;
    + Nuôi cá lồng ở hồ, đầm, sông.
    1.3. Căn cứ tính thuế:
    Theo quy định tại điều 5 Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp và điều 5 Nghị định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 thì căn cứ để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
    a. Diện tích: Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận.
    b. Hạng đất:
    Theo quy định tại điều 7 Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp và điều 1 Nghị định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993thì: “Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng”. Có 5 căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:
    - Chất đất: là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng; đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn bao gồm độ muối và nguồn dinh dưỡng của nước.
    - Vị trí: là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể.
    - Địa hình: là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
    - Điều kiện khí hậu, thời tiết: là nhiệt độ trung bình hàng năm và các tháng trong năm; lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm; số tháng khô hạn trong năm; tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, gió khô nóng trong năm và từng tháng; độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
    - Điều kiện tưới tiêu: đối với đất trồng cây hàng năm là mức độ tưới tiêu chủ động; đối với đất trồng cây lâu năm là mức độ gần, xa nguồn nước hoặc không có nguồn nước và điều kiện thoát nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...