Luận Văn Thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bắt động sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG BẮT ĐỘNG SẢN

    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Mục tiêu nghiên cứu 2


    3. Phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục của đề tài 2


    CHƯỚNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 4


    1.1 Khái quát chung về bất động sản và chuyển nhượng bất động sản 4


    1.1.1 Khái quát về bất động sản 4


    1.1.1.1 Khái niệm bất động sản .4


    1.1.1.2 Đặc điểm của bất động sản 5


    1.1.1.3 Phân loại Bất động sản 6


    1.1.2 Khái niệm hoạt động chuyển nhượng bất động sản 7


    1.1.3 Sự phát triển của thị trường bất động sản 8


    1.1.3.1 Khải niệm thị trường bất động sản .8


    1.1.3.2 Thị trường bất động sản Việt Nam .9


    1.1.3.3 Tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam 13


    1.2 Khái quát chung pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản 14


    1.2.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân .14


    1.2.1.1 Khải niệm thuế thu nhập cả nhân .14


    1.2.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân .15


    1.2.1.3 Đối tượng nộp thuế 15


    1.2.1.4 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân .16


    1.2.2 Các giai đoạn phát triển của luật thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản .17


    1.2.2.1 Giai đoạn từ ngày 1 tháng 4 năm 1991 trước ngày 1 tháng 1 năm 2009 18


    1.2.2.2 Giai đoạn sau ngày 1 thảng 1 năm 2009 19


    1.3 Tham khảo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản một số quốc gia trên thế giới 22


    1.3.1 Thái Lan 22


    1.3.1.1 Thuế thu nhập cá nhân .22


    1.3.1.2 Thuế đổi với hoạt động chuyển nhượng bất động sản .24


    1.3.2 Trung Quốc 24


    1.3.2.1 Thuế thu nhập cả nhân .24


    1.3.2.2 Thuế đổi với hoạt động chuyển nhượng bất động sản .26


    1.3.3 Thuế thu nhập cá nhân ở Hoa Kỳ 26


    CHƯƠNG 2 QUỸ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 31


    2.1 Đối tượng nộp thuế . 31


    2.1.1 Cá nhân cư trú .35

    2.1.2 Cá nhân không cư trú 36


    2.1.3 Sự khác biệt giữa cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú 36


    2.2 Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản .37


    2.2.1 Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế 37


    2.2.2 Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản 40


    2.2.2.1 Thu nhập từ chuyển nhượng quyển sử dụng đất .41


    2.2.2.2 Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 41


    2.2.2.3 Thu nhập từ chuyển nhượng quyển sở hữu hoặc quyển sử dụng nhà ở .41


    2.2.2.4 Thu nhập từ chuyển nhượng quyển thuê đất, thuê mặt nước .43


    2.2.2.5 Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng BĐS 43


    2.2.3 Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế 44


    2.3 Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản .46


    2.3.1 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú 46


    2.3.1.1 Thu nhập tính thuế .46


    2.3.1.2 Thuế suất .50


    2.3.1.3 Cách tính thuế 52


    2.3.2 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú .53


    2.4 Thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển


    nhượng bất động sản .53


    2.4.1 Kê khai thuế .53


    2.4.2 Nộp thuế .55


    2.5 Giảm thuế . 56


    2.6 Xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản . 57


    2.6.1 Xử lý vi phạm hành chính về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng BĐS đối với người nộp thuế .58


    2.6.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản đối với người nộp thuế .63


    2.6.3 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển


    nhượng bất động sản đối với cơ quan quản lý thuế và cán bộ thuế .64


    CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT CHUNG VA PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 66


    3.1 Nhận xét chung quy định pháp luật về Thuế Thu Nhập Cá Nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản .66


    3.1.1 Ưu điểm của quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản .66


    3.1.2 Thực trạng tồn tại 67


    3.1.2.1 Giả chuyển nhượng BĐS làm căn cứ tính thuế TNCN 67


    3.1.2.2 Đổi tượng chịu thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS 69


    3.1.2.3 Thuế suất .70


    3.2 Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản .72

    3.2.1 Đối với việc áp dụng mức thuế suất .72


    3.2.2 Đối với việc miễn thuế .73


    3.2.3 Đối với cơ quan và cán bộ quản lý thuế .74


    3.2.4 Đối với giá chuyển nhượng bất động sản làm căn cứ tính thuế 75


    3.2.5 Đối với quy định pháp luật xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản 76


    3.2.6 Một số ý kiến đề xuất khác 79


    3.2.6.1 Sự thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật về đoi tượng chịu thuế 79


    3.2.6.2 ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý .81


    KẾT LUẬN 82


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    “Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước”, trong tất cả các loại thuế thì thuế thu nhập cá nhân được xem là một trong những sắc thuế quan trọng và ở một số quốc gia trên thế giới thuế TNCN được xem là loại “thuế vua” hay “thuế nữ hoàng ” do nguồn thu từ loại thuế này là rất lớn.


    Ở Việt Nam, Luật thuế TNCN 2007 không phải là loại thuế đầu tiên điều chỉnh đến thu nhập của cá nhân, trước đây Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng đã quy định mức thuế cũng như cách tính thuế đối với những người có thu nhập vào ngân sách Nhà nước. Có thể nói, Pháp Lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là nền tảng cho sự ra đời của Luật thuế TNCN. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN cũng có những quy định mới về đối tượng nộp thuế, cách tính thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế .về đối tượng chịu thuế thì một trong những đối tượng mới được quy định trong Luật thuế TNCN 2007 là thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS. Đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS nói chung, chuyển nhượng đất nói riêng là một hoạt động khá phổ biến đã được pháp luật điều chỉnh từ năm 1994 khi Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ra đời, nay khi cá nhân thực hiện hoạt động này phải đóng thuế TNCN chứ không đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất như trước. Sự thay đối này không phải ai cũng nắm được do những thông tin về chính sách thuế mới chưa tiếp cận đến người dân, đặc biệt là những người dân ở nông thôn thuộc đối tượng chịu thuế. Với sự hiểu biết chưa đúng, chưa đủ dễ đưa họ đến việc thực hiện không đúng, không đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình khi có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, từ đó vô tình họ trở thành người vi phạm pháp luật về thuế mà nguyên nhân là do sự hạn chế về kiến thức pháp luật nói chung. Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS còn một số hạn chế, bất cập dễ tạo kẽ hở để những người nộp thuế trong một số trường hợp có thể lách luật làm giảm số tiền thuế phải nộp gây thất thoát cho Ngân sách Nhà nước.


    Từ hai góc độ trên, một là sự hạn chế của người dân thuộc đối tượng chịu thuế đối với chính sách thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS, hai là những người có sự hiểu biết về quy định này nhưng dựa vào những quy định còn hạn chế của pháp luật để làm giảm số tiền thuế mà đáng lẽ ra họ phải nộp vào Ngân sách, người viết chọn nghiên cứu đề tài này làm luận văn tốt nghiệp chương trình học, đồng thời cung cấp những thông tin về quy định pháp luật đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật đối với hoạt động này.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Mục tiêu nghiên cứu đề tài này trước hết là giúp cho người viết hiểu thêm những quy định của pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS. Từ đó, trình bày những quy định về vấn đề này một cách hệ thống, bên cạnh đó đưa ra một số ý kiến cá nhân về quy định pháp luật, nêu quan điểm và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS trong tương lai.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vào những quy định của pháp luật về thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS được quy định trong Luật thuế Thu Nhập Cá Nhân 2007 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu quy định pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS người viết đã chọn lựa một số phương pháp, thao tác để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn như phương pháp sưu tầm thông tin, nghiên cứu lý luận dựa trên quy định của luật, nghị định, thông tư, giáo trình, sách, cập nhật các thông tin trên tạp chí, báo đài, internet liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.


    Đồng thời người viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bình luận về các quy định pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS theo sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn về đề tài và đưa ra ý kiến cá nhân về một số quy định đối với hoạt động này. Bên cạnh đó người viết còn sử dụng biện pháp khảo sát trực tiếp đối tượng thuộc nhóm chịu thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS để làm rõ thực trạng về sự hiểu biết của nhóm đối tượng này đối với quy định pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS.


    5. Bố cục của đề tài


    Đề tài được chia thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần nội dung gồm ba chương:


    Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Trình bày khái quát chung về BĐS, thông qua việc nêu định nghĩa, đặc điểm và phân loại BĐS, thông qua đó người viết nêu lên khái niệm về hoạt động chuyển nhượng BĐS. Từ việc tìm hiểu những vấn đề vừa nêu, làm cơ sở để người viết tìm hiểu khái quát chung pháp luật về thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS bao gồm khái niệm, đặc điểm của thuế TNCN, đối tượng nộp thuế, vai trò của thuế TNCN và các giai đoạn phát triển của Luật thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS gồm trước và sau khi Luật thuế TNCN 2007 có hiệu lực. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày thêm quy định pháp luật về thuế TNCN và quy định pháp luật về thuế đối hoạt động chuyển nhượng BĐS ở một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc và Hoa Kỳ để tham khảo, so sánh với quy định pháp luật của Việt Nam.


    Chương 2: Giới thiệu cụ thể nội dung quy định pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS trong Luật thuế TNCN 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với hoạt động này bao gồm: người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, căn cứ tính thuế, việc đăng ký, khai, tính nộp thuế, chính sách miễn thuế, giảm thuế trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và vấn đề xử lý vi phạm về thuế đối với hoạt động thu nộp thuế trong hoạt động chuyển nhượng BĐS.


    Chương 3: Đánh giá chung và trình bày một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS. Với việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề từ chương 1 và chương 2, ở chương 3 người viết trình bày với nội dung đánh giá chung quy định pháp luật về thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS với việc đưa ra những nhận xét chung về những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế tồn tại trong quy định pháp luật và đưa ra ý kiến cá nhân về một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS ở Việt Nam trong tương lai.






     

    Các file đính kèm:

    • 82-.pdf
      Kích thước:
      32.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...